Các Tỉnh Thành Cấm Đi Hàn Quốc

Các Tỉnh Thành Cấm Đi Hàn Quốc

Các tỉnh bị cấm xuất khẩu Hàn Quốc 2024 là các tỉnh nào? Tại sao các tỉnh bị cấm xuất khẩu Hàn Quốc 2024?

Danh sách các tỉnh bị cấm xuất khẩu Hàn Quốc 2024

Cục Quản lý lao động ngoài nước (http://dolab.gov.vn/) vừa công bố danh sách các tỉnh bị cấm xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc trong năm 2024. Thông báo này đồng thời tạm dừng tuyển chọn lao động theo Chương trình EPS đợt 1 năm 2024 tại một số địa phương.

Theo danh sách được ghi nhận, các tỉnh bị cấm xuất khẩu Hàn Quốc 2024, bao gồm Hà Tĩnh, Hải Dương, Nghệ An, và Thanh Hóa.

Tuy nhiên, không phải tất cả mà chỉ có 08 quận/huyện/thành phố/thị xã thuộc các tỉnh này bị hạn chế xuất khẩu lao động (XKLĐ) sang Hàn Quốc.

Sau sự thống nhất ý kiến giữa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội của Việt Nam với Bộ Việc làm và Lao động của Hàn Quốc, thông báo này đã được công bố nhằm giới hạn tình trạng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc.

Xem thêm: Phân biệt Visa E7 với chương trình EPS XKLĐ Hàn Quốc

Lý do các tỉnh bị cấm xuất khẩu sang Hàn Quốc vào 2024

Số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại các địa phương này từ 70 người trở lên và tỷ lệ lao động không về nước đúng hạn từ 27% trở lên. Tuy nhiên, việc cấm xuất khẩu lao động không áp dụng đối với ngành ngư nghiệp và các lao động đăng ký dự tuyển theo Chương trình cấp phép việc làm (EPS) và đã tự nguyện trở về nước trong khoảng thời gian miễn xử phạt của phía Hàn Quốc.

Để đáp ứng yêu cầu giảm tình trạng lao động cư trú bất hợp pháp và đảm bảo quyền lợi của người lao động. Dựa vào Bản ghi nhớ về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm (EPS) ký năm 2021 và Kế hoạch giảm lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc ghi rõ trong phụ lục kèm theo Bản ghi nhớ này.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cùng với Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc đã quyết định đưa ra danh sách các tỉnh bị cấm xuất khẩu Hàn Quốc 2024 như sau:

Danh sách những tỉnh bị cấm XKLĐ Hàn Quốc 2023

Mới đây, Website chính thức của Cục Quản lý lao động ngoài nước: http://dolab.gov.vn/ đã đăng tải thông báo tạm dừng tuyển chọn lao động theo Chương trình EPS đợt 1 năm 2023 tại một số địa phương.

Cụ thể, danh sách ghi nhận 04 tỉnh bị cấm XKLĐ Hàn Quốc năm 2023 bao gồm: Hà Tĩnh, Hải Dương, Nghệ An, Thanh Hóa.

Tuy nhiên không phải tất cả các quận/huyện tại 04 địa phương này đều bị cấm xuất khẩu lao động (XKLĐ) sang Hàn Quốc mà chỉ hạn chế với 08 quận/huyện/thành phố/thị xã sau đây:

Quận/huyện/thành phố/thị xã bị cấm XKLĐ Hàn Quốc

Huyện Nghi Xuân, huyện Cẩm Xuyên

Thị xã Cửa Lò, huyện Nghi Lộc, huyện Hưng Nguyên

Huyện Đông Sơn, huyện Hoằng Hóa

Thông báo này được đưa ra sau khi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc đã thống nhất ý kiến với nhau nhằm hạn chế tình trạng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc.

Các địa phương kể trên hiện có số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc từ 70 người trở lên và tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước đúng hạn từ 27% trở lên.

Do đó, căn cứ theo Bản ghi nhớ về phái cử và tiếp nhận lao động lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm (EPS) ký năm 2021 và Kế hoạch giảm lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tại phụ lục kèm theo Bản ghi nhớ này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc đã quyết định tạm dừng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc đối với lao động thuộc:

- Huyện Nghi Xuân, huyện Cẩm Xuyên (thuộc tỉnh Hà Tĩnh);

- Thành phố Chí Linh (thuộc tỉnh Hải Dương);

- Thị xã Cửa Lò, huyện Nghi Lộc, huyện Hưng Nguyên (thuộc tỉnh Nghệ An);

- Huyện Đông Sơn, huyện Hoằng Hóa (thuộc tỉnh Thanh Hóa).

Tuy nhiên, việc cấm xuất khẩu lao động không áp dụng đối với người lao động đăng ký dự tuyển ngành ngư nghiệp, lao động theo Chương trình EPS về nước đúng thời hạn và người lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc đã tự nguyện về nước trong khoảng thời gian phía Hàn Quốc thực hiện miễn xử phạt.

Hết hạn hợp đồng tại Hàn Quốc nhưng không về nước, bị phạt thế nào?

Theo khoản 2 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người lao động đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài theo hợp đồng có nghĩa vụ trở về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề. Nghiêm cấm tự ý ở lại nước ngoài trái pháp luật sau khi chấm dứt hợp đồng.

Do đó, sau khi hết hạn hợp đồng tại Hàn Quốc, người lao động Việt Nam cần phải trở về nước.

Theo pháp luật Hàn Quốc, trường hợp lao động cư trú bất hợp pháp tại đây có thể bị phạt tù đến 03 năm, phạt tiền lên đến 30 triệu won (tương đương hơn 500 triệu đồng), sau đó bị trục xuất về nước và hạn chế nhập cảnh vào Hàn Quốc.

Sau khi trở về Việt Nam, người lao động tự ý ở lại nước ngoài trái pháp luật sau khi chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng đào tạo mà không phải do bị đe dọa, ép buộc dưới bất kỳ hình thức nào và không thuộc trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự còn bị phạt hành chính từ 80 đến 100 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 46 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Việc người lao động tự ý ở lại Hàn Quốc sau khi hết hạn hợp đồng hoặc cư trú bất hợp pháp ở Hàn Quốc không chỉ đem đến nguy cơ cho bản thân người lao động mà còn ảnh hưởng đến việc hợp tác chung của giữa Việt Nam - Hàn Quốc trong vấn đề xuất khẩu lao động.

Hiện nay, Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành liên tục tuyên truyền, vận động người lao động về nước đúng thời hạn hợp đồng và lao động đang cư trú bất hợp pháp về nước để tránh tình trạng bị địa phương bị đưa vào danh sách cấm xuất khẩu lao động tại nước ngoài.

Bởi việc áp dụng biện pháp tạm dừng tuyển chọn tại các địa phương được xác định dựa trên tỷ lệ và số lượng lao động của các địa phương cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc.

Trên đây là danh sách những tỉnh bị cấm XKLĐ Hàn Quốc 2023 và mức phạt nếu cố tình ở lại Hàn Quốc sau khi hết hạn hợp đồng. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui  lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết.

Không về nước sau khi hết hợp đồng tại Hàn Quốc sẽ bị phạt như nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam khi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người lao động có trách nhiệm trở về nước đúng hạn sau khi hợp đồng lao động hoặc hợp đồng đào tạo kết thúc. Việc ở lại nước ngoài sau khi hợp đồng chấm dứt là vi phạm pháp luật.

Do đó, khi kỳ hạn hợp đồng tại Hàn Quốc kết thúc, người lao động Việt Nam phải trở về nước. Theo luật pháp Hàn Quốc, việc cư trú bất hợp pháp tại đây có thể bị phạt tù đến 3 năm và phạt tiền lên đến 30 triệu won (tương đương hơn 500 triệu đồng). Sau đó, người lao động sẽ bị trục xuất về nước và bị hạn chế nhập cảnh vào Hàn Quốc.

Trường hợp người lao động tự ý ở lại nước ngoài sau khi hợp đồng lao động/hợp đồng đào tạo kết thúc. Mà không bị đe dọa hoặc ép buộc dưới bất kỳ hình thức nào và không thuộc trường hợp phải chịu trách nhiệm hình sự, sẽ bị xử phạt hành chính từ 80 đến 100 triệu đồng theo khoản 1 Điều 46 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Nguy cơ tự ý ở lại Hàn Quốc sau khi hết hạn hợp đồng lao động hoặc cư trú bất hợp pháp không chỉ đe dọa người lao động mà còn ảnh hưởng đến hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong việc xuất khẩu lao động.

Hiện nay, Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội đang khuyến nghị các tỉnh, thành phố thông qua Uỷ ban nhân dân tiếp tục tuyên truyền và thúc đẩy người lao động đang cư trú bất hợp pháp trở về nước đúng thời hạn hợp đồng. Qua việc tạm dừng tuyển chọn lao động từ các địa phương được xác định dựa trên tỷ lệ và số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Mục tiêu là giảm tình trạng này và duy trì sự ổn định trong hoạt động xuất khẩu lao động.

Xem thêm: Điều kiện XKLĐ Hàn Quốc năm 2024 mới nhất

Trên đây, Traminco đã cung cấp thông tin về các tỉnh bị cấm xuất khẩu Hàn Quốc 2024 cho các bạn. Nếu bạn còn có thắc mắc gì về việc đi xuất khẩu lao động đến Hàn Quốc, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Việc tìm hiểu và nắm bắt thông tin đúng đắn sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất cho việc đi xuất khẩu lao động và đảm bảo quyền lợi của mình.