Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ thông tin có năng lực đạt được các vị trí phù hợp, hoạt động trong nền công nghiệp tri thức đang phát triển một cách mạnh mẽ, cả trong các cơ quan quản lý nhà nước lẫn các công ty đa quốc gia: - Thiết kế website, gia công phần mềm, game; bộ phận vận hành và phát triển CNTT của các cơ quan, nhà máy, trường học, ngân hàng, v.v…, các doanh nghiệp có ứng dụng CNTT; các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp thuộc lĩnh vực CNTT. - Chuyên viên phân tích, thiết kế, cài đặt, quản trị, bảo trì các phần mềm máy tính đáp ứng các ứng dụng khác nhau trong các cơ quan, công ty, trường học, v.v... Đặc biệt có thể làm việc trong các Hãng Hàng không. - Làm việc ở bộ phận công nghệ thông tin hoặc cần ứng dụng công nghệ thông tin của tất cả các đơn vị có nhu cầu (hành chính sự nghiệp, ngân hàng, viễn thông, hàng không, xây dựng, v.v…). - Làm việc trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong nước cũng như nước ngoài. Làm việc tại các công ty tư vấn về đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các hệ thống thông tin. - Có thể tự phát hành các sản phẩm game, sản phầm Web, ứng dụng trên thiết bị di động, v.v...
Cơ hội việc làm ngành Công nghệ thông tin
Hiện nay, ngành Công nghệ thông tin được đánh giá là ngành học có nhiều triển vọng trong tương lai, với cơ hội việc làm lớn. Theo học ngành này, khi ra trường, bạn có thể dễ dàng xin việc với mức lương vô cùng hấp dẫn.
Mức lương ngành Công nghệ thông tin
Mức lương dành cho các công việc liên quan đến công nghệ thông tin luôn ở mức từ khá đến cao, dao động trong khoảng 10 - 20 triệu tùy từng vị trí công việc. Ngoài ra, bạn còn có nhiều cơ hội làm việc ở nước ngoài vì kiến thức bạn được học về cơ bản đều có thể sử dụng ở bất kỳ đâu trên thế giới.
Giới thiệu ngành Công nghệ thông tin HOU
Hiện nay, ngành Công nghệ thông tin (Mã ngành: 7480201) là một trong những ngành học được chú trọng trong hệ thống đào tạo của trường Đại học Mở Hà Nội. Đây được xem là ngành đào tạo mũi nhọn hướng đến sự phát triển của công nghệ và khoa học kỹ thuật trong thời đại số hóa ngày nay. Sinh viên học ngành Công nghệ thông tin tại trường Đại học Mở Hà Nội sẽ được trang bị những kiến thức chung về khoa học tự nhiên như toán học cao cấp, đại số tuyến tính và phương pháp tính toán khoa học,… và những kiến thức cơ bản về ngành công nghệ thông tin như toán học rời rạc, tin học đại cương, kỹ thuật điện tử số, kiến trúc máy tính, nguyên lý của các hệ điều hành, mạng máy tính, phương pháp lập trình cho máy tính, phương pháp tổ chức và khai thác xử lý dữ liệu trên máy tính phục vụ cho tính toán và lưu trữ,… Đặc biệt, sinh viên còn được trang bị những kiến thức chuyên ngành chuyên sâu theo các hướng như công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin, mạng và bảo mật hệ thống, công nghệ đa phương tiện. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Công nghệ thông tin có thể đảm nhiệm các vị trí công việc như: Kỹ sư an ninh mạng, đảm bảo an toàn thông tin, phòng chống các cuộc tấn công, bảo vệ dữ liệu người dùng; Kỹ sư kiểm thử/kiểm soát chất lượng/đảm bảo chất lượng; Kỹ sư lập trình/phát triển các hệ thống trên các nền tảng như Desktop, Web, Mobile, IoT, Cloud Computing, Hệ thống nhúng, AI; Kỹ sư phân tích thiết kế hệ thống, phân tích nghiệp vụ (BA); Phân tích, thiết kế, cải tiến trải nghiệm người dùng (UX); Quản lý nhóm, quản lý dự án; Thiết kế website và các sản phẩm truyền thông khác;…
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin
Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Công nghệ thông tin trong bảng dưới đây.
Khối kiến thức chung (không tính các môn học từ 10 - 14)
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin 1
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin 2
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Giáo dục quốc phòng - an ninh 1
Giáo dục quốc phòng - an ninh 2
Giáo dục quốc phòng - an ninh 3
Khối kiến thức khoa học xã hội và nhân văn
Khối kiến thức cơ bản của nhóm ngành
Phân tích và thiết kế hướng đối tượng
Chuyên ngành Công nghệ phần mềm
Các vấn đề hiện đại của Công nghệ phần mềm
6 tín chỉ từ danh sách các môn mức 3 nhóm Công nghệ phần mềm
6 tín chỉ từ danh sách các môn mức 3 của Khoa CNTT
Chuyên ngành Hệ thống thông tin
Các vấn đề hiện đại của Hệ thống thông tin
6 tín chỉ từ danh sách các môn mức 3 nhóm Hệ thống thông tin
6 tín chỉ từ danh sách các môn mức 3 của Khoa CNTT
Chuyên ngành Mạng và truyền thông máy tính
Các vấn đề hiện đại của Mạng và Truyền thông
6 tín chỉ từ danh sách các môn mức 3 nhóm Mạng và truyền thông máy tính
6 tín chỉ từ danh sách các môn mức 3 của Khoa CNTT
Chuyên ngành Khoa học dịch vụ / Dịch vụ Công nghệ thông tin
Nền tảng các dịch vụ Công nghệ thông tin
Các vấn đề hiện đại Công nghệ thông tin
6 tín chỉ từ danh sách các môn mức 3 nhóm Công nghệ thông tin
6 tín chỉ từ danh sách các môn mức 3 của Khoa CNTT
Khóa luận tốt nghiệp hoặc tương đương
3 tín chỉ từ danh sách các môn học mức 3 của Khoa CNTT (tùy chọn)
Kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc Gia
- Xét tuyển dựa vào kết quả kì thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do trường ĐHQG Hà Nội và trường ĐH Bách Khoa Hà Nội tổ chức.
- Điểm chuẩn năm 2023: 17.5 điểm
- Xét tuyển thẳng theo quy định của Quy chế Tuyển sinh năm 2023.
- Xét tuyển thí sinh dự bị đại học.
Những tố chất phù hợp với ngành Công nghệ thông tin
Để có thể theo học ngành Công nghệ thông tin, bạn cần có một số tố chất dưới đây:
Với những chia sẻ trên, hy vọng bài viết đã cung cấp tin tức hữu ích, giúp bạn tìm hiểu về ngành Công nghệ thông tin, từ đó có cơ sở để đưa ra quyết định có nên học ngành này hay không.
Hình thức đào tạo: Chính quy - 4.0 năm
Học bổng: Nhiều chính sách học bổng hỗ trợ sinh viên theo học tại trường.
Tiện ích: KTX Library Club Wifi Lab
Thời gian tuyển sinh và nộp hồ sơ: Từ 01/06/2024 đến khi đủ chỉ tiêu
Thời gian xét tuyển và nhập học: Dự kiến 07/09/2024