Chủ Tịch Acb Bị Bắt

Chủ Tịch Acb Bị Bắt

Ngày 22/10, ông Hoan bị Công an tỉnh Bình Phước khởi tố, tạm giam để điều tra tội Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Ngoài ông Hoan, ba cán bộ của huyện cũng bị khởi tố cùng tội danh.

ACB và hành trình trở lại quỹ đạo thời hoàng kim

Ông Trần Hùng Huy (sinh năm 1978) trở thành Chủ tịch HĐQT khi ACB đang trong giai đoạn khủng hoảng nhân sự cấp cao, đồng thời trở thành vị Chủ tịch trẻ tuổi nhất trong lịch sử ngành ngân hàng.

Trước đó, ông Huy đã có thâm niên gần 10 năm làm việc tại ACB từ khi tốt nghiệp Đại học. Đi lên từ vị trí thấp nhất, ông Trần Hùng Huy đã dần chứng minh bản thân, ghi danh vào thành viên HĐQT từ năm 2006 và giữ ghế Phó Tổng Giám đốc ACB từ 2008.

Sự bổ nhiệm ông Trần Hùng Huy trở thành Chủ tịch HĐQT của ACB khi đó từng được ví như sự lựa chọn “an toàn và cân bằng”, trong số nhiều lựa chọn khác về người đứng đầu ngân hàng trong bối cảnh nền kinh tế cũng đang rất chênh vênh.

Sau hơn một thập kỷ dưới sự lãnh đạo của vị Chủ tịch trẻ tuổi, ACB đã trải qua một quá trình "lột xác" ấn tượng.

Bức tranh kinh doanh của ngân hàng ACB ngày nay đã thay đổi hoàn toàn so với thời kỳ năm 2012. Những cam kết của đội ngũ lãnh đạo kế thừa trong giai đoạn đó đã gần như được thực hiện đầy đủ khi đã giúp ngân hàng ổn định tình hình, quay trở lại quỹ đạo phát triển và tiếp tục đạt được những bước tiến mạnh mẽ trên con đường tăng trưởng.

Dù thừa kế ngân hàng giữa khủng hoảng nhưng ông Huy chưa bao giờ chùn bước. Với sự hỗ trợ của đội ngũ của mình và dựa trên những kinh nghiệm của bản thân, ông đã chèo lái ACB thoát khỏi khủng hoảng một cách phi thường trong vòng 6 tháng ngắn ngủi.

Mặc dù đối mặt với nhiều thách thức, năm 2013 vẫn đánh dấu những dấu hiệu tích cực đối với ACB, khi ngân hàng ghi nhận sự gia tăng ấn tượng trong tiền gửi khách hàng và hoạt động cho vay, với tỷ lệ tăng trưởng lần lượt đạt 10,3% và 4,3%. Đặc biệt, nợ xấu của ngân hàng được duy trì dưới ngưỡng 3%, cho thấy sự kiểm soát chặt chẽ trong quản lý rủi ro. Đây cũng là thời điểm ACB khởi động lộ trình tái cấu trúc giai đoạn 2013-2015.

Năm 2014, Fitch đã nâng triển vọng tín nhiệm của ACB từ "tiêu cực" lên "ổn định", sau khi nhận thấy áp lực từ các rủi ro phát sinh sau vụ án Bầu Kiên đã được giảm bớt, làm giảm tác động tiêu cực lên hệ thống tài chính. "Lợi nhuận năm 2013 cũng tăng nhẹ khi ngân hàng rà soát lại bảng cân đối kế toán và tìm cách tiết giảm chi phí hoạt động. Tỷ lệ tiền gửi tăng trưởng khoảng 10% và ngân hàng vẫn tuân thủ việc duy trì tỷ lệ cho vay trên huy động (LDR) khoảng 78%", Fitch đánh giá.

Trong những năm tiếp theo, hoạt động kinh doanh của ACB không có sự tăng trưởng đột phá, cho đến năm 2017, ngân hàng mới bắt đầu phục hồi đáng kể. Kết quả là, lợi nhuận của ACB đã tăng trưởng gần 60% so với năm trước, đạt 2.656 tỷ đồng, đồng thời hoàn tất việc xử lý nợ xấu tại VAMC.

Những thành tựu này đã tạo nền tảng vững chắc để ACB bứt phá trong năm 2018, khi lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 6.389 tỷ đồng, gấp 2,4 lần so với năm trước đó.

Đáng chú ý, cũng trong năm 2018, lần đầu tiên Chủ tịch Trần Hùng Huy xuất hiện với một hình ảnh ấn tượng và khác biệt trước công chúng. Cụ thể, trong dịp kỷ niệm 25 năm thành lập ACB, ông đã cùng ekip thể hiện tài năng của mình bằng màn vũ đạo và hát nhiều “hot hit” đặc sắc như: “Ngày mai em đi”, “Attention”, “Uptown Funk”, “Sau tất cả”…

Bắt đầu từ năm 2019, ngân hàng đã triển khai chiến lược đổi mới ACB cho giai đoạn 2019-2024, với mục tiêu hướng tới việc trở thành một tổ chức tài chính có khả năng sinh lời vượt trội và duy trì chiến lược nhất quán trên ba lĩnh vực chính. Đặc biệt, mảng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định là ưu tiên hàng đầu, trong khi mảng khách hàng doanh nghiệp lớn được tập trung lựa chọn một cách chiến lược.

Ngân hàng đã duy trì sự tăng trưởng lợi nhuận ổn định trong các năm tiếp theo, nhờ vào việc thực hiện hiệu quả chiến lược đề ra. Sau một thập kỷ nỗ lực, lợi nhuận trước thuế của ACB đã gia tăng đáng kể, đạt mức kỷ lục 17.114 tỷ đồng vào năm 2022, tăng gấp 17 lần so với mức lợi nhuận trước thuế của ngân hàng trước đó.

Xét về hiệu suất sinh lời, trong giai đoạn 2012-2016, chỉ số ROE (tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu) của ngân hàng luôn duy trì ở mức dưới 10%. Tuy nhiên, chỉ số này đã có sự bứt phá mạnh mẽ vào năm 2017, đạt 14%, và đạt đỉnh cao kỷ lục 27,7% vào năm 2018. Kể từ thời điểm đó, ACB đã liên tục duy trì ROE trên 20%.

Bất chấp với nhiều khó khăn, quy mô tài sản của ACB đã liên tục tăng trưởng ổn định qua các thời kỳ. “Thay đổi để tồn tại và phát triển” là thông điệp đầu tiên mà Chủ tịch ACB Trần Hùng Huy muốn truyền tải khi ông lên tiếp quản "ghế nóng".

Theo tìm hiểu của Tạp chí điện tử Kinh doanh và Phát triển, trong vòng 10 năm kể từ khi gặp biến cố, tổng tài sản của ngân hàng đã gia tăng ấn tượng gấp 3,4 lần, từ hơn 176.300 tỷ đồng vào năm 2012 lên hơn 607.800 tỷ đồng vào cuối năm 2022. Đến ngày 31/12/2023, tổng tài sản của ngân hàng tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng nhẹ, đạt 611.224 tỷ đồng, tăng 0,6% so với cuối năm 2022.

Kết thúc quý I/2023, ACB công bố kết quả kinh doanh khả quan với lợi nhuận tăng khoảng 25% so với cùng kỳ, đạt 5.156 tỷ đồng, dù tín dụng giảm 0,6%.

Theo Báo cáo tài chính năm 2023, ACB ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt hơn 20.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 16.045 tỷ đồng, hoàn thành 100% kế hoạch đề ra và tăng trưởng tăng 17,2% so với năm 2022.

Kết quả này chủ yếu nhờ vào sự bứt phá của mảng thu nhập ngoài lãi. Thu nhập ngoài lãi của ngân hàng tăng trưởng 48%, đóng góp 24% vào doanh thu, giúp giảm áp lực lên mảng thu nhập từ lãi. Dịch vụ mua bán ngoại tệ và hoạt động đầu tư là hai mảng đóng góp lớn vào tăng trưởng thu nhập của ACB.

Tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất theo quy định của pháp luật chuyên ngành đạt 12,48%. Đặc biệt, trong bối cảnh phần lớn các ngân hàng chứng kiến sự sụt giảm về ROE, ACB đã nổi bật vượt qua các ngân hàng khác để vươn lên dẫn đầu, đạt gần 24,8%.

Mới đây, tính đến cuối tháng 3/2024, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của ngân hàng đạt 4,9 nghìn tỷ đồng, hoàn thành 22% kế hoạch năm. Lợi nhuận quý I giảm nhẹ so với cùng kỳ do cùng kỳ năm 2023 có khoản thu nhập bất thường và tăng trích lập dự phòng nợ vay.

Trong báo cáo quý I/2024, ACB ghi nhận điểm sáng nổi bật từ Công ty chứng khoán ACB (ACBS) với mức tăng trưởng ấn tượng khi đạt lợi nhuận trước thuế gấp đôi so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, cũng trong quý I/2024, ACB cho ra mắt gói tín dụng xanh/ xã hội với hạn mức 2.000 tỷ đồng và mức lãi suất chỉ từ 6%/năm, ưu đãi lên đến 24 tháng và được miễn/giảm phí trả nợ trước hạn.

Tính đến hết quý I/2024, ACB đã giải ngân 36% gói tín dụng xanh/xã hội, tương đương 714 tỷ đồng.

Hành trình đưa ACB trở lại vị thế đỉnh cao không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của ông Trần Mộng Hùng, vị cựu Chủ tịch đã đóng góp tích cực trong vai trò cố vấn. Ông đã từng giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quản lý Rủi ro của ngân hàng, đóng góp rất nhiều giá trị to lớn trong việc quản lý và giám sát các rủi ro tài chính. Những cống hiến và ảnh hưởng của ông vẫn luôn được ghi nhận sâu sắc trong quá trình phát triển của ACB.

Tính tới cuối năm 2023, ông Trần Hùng Huy nắm giữ hơn 133 triệu cổ phiếu ACB, tương đương 3,43% (trị giá 3.571 tỷ đồng tính đến ngày 1/5); bà Đặng Thu Thủy (mẹ ông Hùng Huy) nắm gần 46,4 triệu cổ phiếu, tương đương 1,19% (trị giá 1.245 tỷ đồng). Ba công ty liên quan tới ông Hùng Huy nắm giữ hơn 157 triệu cổ phiếu (trị giá 4.215 tỷ đồng).

So với năm 2017, giá trị tài sản quy ra từ cổ phần ACB mà các thành viên gia đình ông Trần Mộng Hùng nắm giữ đã tăng 6-7 lần.

Trong hơn 30 năm ACB hoạt động, ông Trần Mộng Hùng được biết đến như một lãnh đạo có tinh thần kinh doanh thượng tôn pháp luật, luôn thận trọng và minh bạch. Đây cũng là tinh thần nhiều cổ đông nhìn thấy tại ACB dưới thời ông Trần Hùng Huy.

Trong nhiều năm gần đây, ACB dần lấy lại được vị thế là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam. ACB có quản trị rủi ro tốt, không bị ảnh hưởng bởi cú sốc trên thị trường trái phiếu hồi năm 2021-2022.

Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Hậu (tức "Hậu Pháo", Chủ tịch Hội đồng Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn), về tội Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.

Đây là kết quả sau khi Bộ Công an điều tra vụ án Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, Công ty cổ phần Đầu tư thương mại và bất động sản Thăng Long cùng các đơn vị liên quan.

Ngoài ra, Bộ Công an cũng khởi tố 5 người liên quan, gồm: Nguyễn Thị Hằng (Phó tổng giám đốc), Đỗ Thị Mai (Kế toán trưởng), Hoàng Thị Tuyết Hạnh (kế toán viên), Trần Hữu Định (Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Nam Á Group) và Nguyễn Hồng Sơn, về tội danh trên.

Theo Cổng thông tin quốc gia về thành lập doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Hậu (sinh năm 1981) là người đại diện pháp luật của Tập đoàn Phúc Sơn. Ngoài vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị, ông này còn là Tổng giám đốc của doanh nghiệp.

Ông Hậu còn là đại diện pháp luật của một số doanh nghiệp khác như Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phúc Khánh, Công ty cổ phần Đầu tư thương mại và bất động sản Thăng Long, Công ty TNHH Một thành viên khu đô thị Bàu Giang, Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng công nghiệp Phúc Sơn.

Ông Nguyễn Văn Hậu là đại diện pháp luật của một số doanh nghiệp (Ảnh: Masothue).

Theo thông tin tự giới thiệu, tiền thân của Công ty cổ phần Tập Đoàn Phúc Sơn là Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Phúc Sơn được thành lập vào tháng 1/2004. Đến tháng 8/2009, doanh nghiệp được đổi tên thành Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng đô thị Phúc Sơn.

Từ tháng 7/2010, công ty này đổi tên thành Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn và hoạt động dưới tên gọi này cho đến nay.

Thông tin chúng tôi có được, thời điểm mới thành lập tập đoàn này có vốn điều lệ ở mức 129,8 tỷ đồng. Cổ đông sáng lập gồm ông Nguyễn Văn Hậu (góp 109,8 tỷ đồng, tương đương 84,6% vốn góp), bà Ngô Thị Thanh Nhàn (góp 15 tỷ đồng, tương đương 11,5% vốn) và ông Nguyễn Thanh Tùng (góp 5 tỷ đồng, tương đương 3,9% vốn). Cả 3 người đều thường trú thôn Phúc Lập, xã Tam Phúc, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

Tập đoàn Phúc Sơn có vốn điều lệ khoảng 129,8 tỷ đồng tại thời điểm mới thành lập (Ảnh chụp màn hình).

Giai đoạn 2015-2022, tập đoàn này liên tục thay đổi đăng ký kinh doanh và tăng vốn khủng. Cụ thể, tháng 1/2015, doanh nghiệp tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng, vốn pháp định 6.000 tỷ đồng. Trong đó ông Hậu góp 480 tỷ đồng, nâng mức sở hữu lên 96%. Phần góp vốn của 2 cổ đông còn lại không thay đổi.

Đến tháng 11/2015, tập đoàn này tiếp tục tăng vốn lên 1.500 tỷ đồng, ông Hậu góp 1.480 tỷ đồng. Đến tháng 2/2017, công ty này đăng ký tăng vốn lên 2.000 tỷ đồng, ông Hậu góp 1.980 tỷ đồng (99% vốn điều lệ).

Tập đoàn này tăng vốn khủng lên 2.000 tỷ đồng vào năm 2017 (Ảnh chụp màn hình).

Sau đó doanh nghiệp này giảm vốn điều lệ về 1.930 tỷ đồng rồi lại nâng lên mức 2.000 tỷ đồng vào tháng 2/2022. Tuy nhiên trong bản thay đổi đăng ký kinh doanh vào tháng 5/2022, doanh nghiệp cho biết giảm vốn từ 4.000 tỷ đồng xuống còn 1.600 tỷ đồng. Trong bản đăng ký kinh doanh mới nhất, vốn điều lệ của Phúc Sơn là 1.600 tỷ đồng.

Thông tin về vốn điều lệ của Tập đoàn Phúc Sơn (Ảnh chụp màn hình).

Theo thông tin tự giới thiệu, công ty này có 2 mảng hoạt động chính gồm bất động sản và xây lắp. Trong đó bất động sản là lĩnh vực kinh doanh then chốt được đơn vị này phát triển từ năm 2008 khi bắt đầu triển khai đầu tư Dự án khu nhà ở Phúc Sơn.

Tập đoàn này nổi lên từ năm 2017 với việc được UBND tỉnh Khánh Hòa cấp giấy chứng nhận đầu tư thực hiện 3 dự án giao thông tại TP Nha Trang với tổng mức đầu tư hơn 3.300 tỷ đồng. Đổi lại, tập đoàn được giao hơn 20ha đất thuộc dự án Khu trung tâm thương mại - dịch vụ - tài chính - du lịch Nha Trang (sân bay Nha Trang cũ).

Một số dự án được đơn vị này triển khai như khu Ƭrung tâm thương mại và Nhà ở Phúc Sơn tại huyện Vĩnh Ƭường, tỉnh Vĩnh Phúc với quy mô 130hɑ;  Khu nhà ở cho người có thu thập nhấp 15 tầng TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc và Khu đô thị hɑi bên đường Phù Đổng tại TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ với quy mô 149hɑ.

Đơn vị này cũng là nhà thầu chính trong việc tu bổ nâng cấp khu Ɗi tích Lịch sử Đền Hùng, tỉnh Ƥhú Ƭhọ.