Nguy cơ hỏng gan, suy thận khi dùng thuốc thảo dược nhập ngoại không rõ nguồn gốc
Cơ chế hoạt động của thuốc ức chế men chuyển
Renin là chất do các tế bào cận cầu thận (Tế bào Macula densa) tiết ra khi dòng máu đến thận giảm, mức lọc cần thận giảm (trong hình trên là do thể tích tuần hoàn giảm, huyết áp tụt). Nó có tác dụng xúc tác phản ứng chuyển angiotensinogen được sản xuất tại gan thành angiotensin I. Sau đó, nhờ men ACE tại phổi, angiotensin I chuyển thành angiotensin II. Angiotensin II liên kết với các thụ thể AT1, AT2, AT3 và AT4 và gây ra đáp ứng. Ba thụ thể sau chưa được nghiên cứu nhiều. Thụ thể đầu AT1 đóng vai trò quan trọng nhất trong tác động trên huyết áp và là đích tác dụng chính của angiotensin II. Khi angiotensin II liên kết với thụ thể, xảy ra đáp ứng: cường giao cảm, co mạch, hoạt hóa vỏ thượng thận tiết aldosterone, tăng giữ natri và nước, làm tăng thể tích tuần hoàn..., các đáp ứng này đều có tác dụng tăng huyết áp.
Cơ chế hoạt động của thuốc ức chế men chuyển như thế nào?
Các thuốc ức chế men chuyển đều có tác dụng ức chế hoạt động của men ACE theo cơ chế ức chế cạnh tranh. Khi men ACE bị ức chế, angiotensin II không được tạo ra, thuốc tạo ra các đáp ứng sau:
Các tác dụng trên giúp hạ huyết áp, bảo vệ chức năng tim mạch...
Ngoài ra men ACE còn có tác dụng giáng hóa bradykinin. Khi ACE bị ức chế, bradikinin không được giáng hóa và tích lũy dẫn đến một tác dụng phụ phổ biến của nhóm thuốc này đó là gây ho. Ho này không đáp ứng với các thuốc giảm ho trung ương và cách duy nhất để khắc phục tác dụng phụ này đó là đổi thuốc
Hệ luỵ từ việc sử dụng thuốc thảo dược không rõ nguồn gốc
Đông y dùng thuốc theo nguyên tắc "biện chứng luận trị", nghĩa là tùy theo chứng trạng biểu hiện ở người bệnh mà sử dụng phép chữa, bài thuốc khác nhau. Không thể dùng một bài thuốc mà điều trị "bách bệnh" như lời đồn thổi trên mạng.
Do đó, nếu tự ý sử dụng thuốc sẽ dẫn tới nhiều nguy cơ cho sức khỏe:
Những loại thuốc đông dược ngoại nhập không rõ nguồn gốc, thường trộn thêm các thành phần thuốc tây thế hệ cũ 20 – 30 năm về trước với rất nhiều tác dụng phụ, thậm chí hiện bị cấm sử dụng. Do vậy, sử dụng những loại thuốc này dễ dẫn tới ngộ độc cho người dùng lâu dài.
Điển hình như những người bệnh xương khớp (thoái hóa khớp gối, thoái hóa cột sống thắt lưng, viêm khớp dạng thấp…) thường có xu hướng dùng các thuốc đông y kéo dài. Trong thành phần một số thuốc đang rao bán trên thị trường có chứa các loại thuốc giảm đau chống viêm (corticoid), làm thuyên giảm cơn đau nhanh, khiến nhiều người lầm tưởng thuốc có hiệu quả cao.
Thực chất, corticoid là "con dao hai lưỡi", chỉ làm giảm triệu chứng chứ không điều trị căn nguyên. Corticoid cũng có nhiều tác dụng phụ như giữ nước, mệt mỏi, đái tháo đường, khó lành vết thương, teo cơ, đục thủy tinh thể, tăng huyết áp, tổn thương gan, loãng xương, chậm lớn…
Bên cạnh đó, những loại thuốc đông y còn trộn thêm những kim loại nặng như chì, đồng, kẽm, asen… Khi uống những loại thuốc này sẽ gây ảnh hưởng đến các cơ quan tim, mắt, gan, thận… Các trường hợp nhiễm độc này cần thời gian điều trị lâu dài, tốn kém, thậm chí chất độc tích tụ trong cơ thể lâu dài còn gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm.
Ngoài các dược liệu thông thường, các sản phẩm đông dược còn có thể chứa nhiều vị thuốc có nguồn gốc từ khoáng chất như thạch tín, thủy ngân… bào chế sai cách hay sử dụng bừa bãi đều có thể gây độc.
Sử dụng các thuốc thảo dược không rõ nguồn gốc có thể dẫn đến suy gan.
Với quan niệm thuốc đông y làm từ thảo dược, người bệnh có xu hướng dùng thuốc kéo dài mà không có sự kiểm soát của thầy thuốc, dẫn đến phụ thuộc thuốc, nghiện thuốc, tổn thương gan, thận cùng các cơ quan khác.
Nguy hiểm hơn là thuốc nhập lậu, trôi nổi trên thị trường khi sử dụng gây hại từ từ, không dễ để phát hiện, đến khi phát hiện thì chức năng gan, thận đều đã giảm ở mức độ nặng, thậm chí xơ gan hay suy thận phải chạy thận nhân tạo.
Không ít người khi thấy con trẻ ốm yếu, còi cọc đã mua các loại thuốc thảo dược nhập ngoại để con bồi bổ cơ thể. Thế nhưng, trẻ em là đối tượng đặc biệt nhạy cảm và cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào. Bởi chức năng các cơ quan cơ thể trẻ chưa hoàn thiện, quá trình hấp thu, chuyển hóa và thải trừ diễn ra kém hơn, nên độc tính của thuốc đối với trẻ em thường rõ ràng và nghiêm trọng hơn.
Nếu sử dụng dược liệu cho trẻ một cách tùy tiện, không rõ nguồn gốc, thành phần, theo lời mách bảo hay theo người không có chuyên môn thì không những không mang đến lợi ích sức khỏe mà còn gây hại cho trẻ và cả sự phát triển sau này của trẻ.
Vì thế, người dân cần tỉnh táo khi lựa chọn phương pháp điều trị, cảnh giác và tránh xa những lời truyền miệng hay hình ảnh quảng cáo về các loại thuốc nhập ngoại trên mạng xã hội, mạng internet.
Đồng thời, cần phải ý thức rõ, thuốc dù là tân dược hay thuốc đông y không thể sử dụng tùy tiện, không theo kê đơn của bác sĩ và không phải thuốc đông y là lành tính, ít tác dụng phụ.
Bạn nên thăm khám và điều trị tại các bệnh viện y học cổ truyền, bệnh viện có khoa y học cổ truyền khi có nhu cầu sử dụng thuốc thảo dược.
Thuốc hay thực phẩm chức năng có nguồn gốc thảo dược nhập ngoại cần có đầy đủ nguồn gốc xuất sứ với các tiêu chí cơ bản như: Tên, địa chỉ nhà sản xuất; được cấp phép bởi Cục quản lý Y Dược cổ truyền Bộ Y tế; có đầy đủ hạn sử dụng; thành phần của thuốc, hàm lượng từng thành phần rõ ràng; công dụng của từng thành phần thuốc, công dụng của thuốc; chỉ định và chống chỉ định; cách dùng; liều lượng; thận trọng khi sử dụng; tác dụng phụ của thuốc; bảo quản thuốc…
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lã Thị Thùy - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park
Thuốc ức chế men chuyển angiotensin được xem là lựa chọn đầu tay trong điều trị bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, suy tim. Hầu hết tên gọi của các thuốc thuộc nhóm này đều kết thúc bằng đuôi “pril”, như captopril, enalapril,...
Thuốc ức chế men chuyển angiotensin là gì?
Thuốc ức chế men chuyển angiotensin hay còn gọi là thuốc ức chế ACE, viết tắt là ACEI, tức ACE inhibitors, trong đó ACE là tên gọi của cụm từ “angiotensin-converting enzyme”, nghĩa là enzym chuyển đổi angiotensin. Angiotensin bản chất là một loại protein có tác dụng gây co thắt mạch máu và tăng huyết áp. Nhóm thuốc ức chế men chuyển giúp giảm huyết áp bằng cách làm giãn mạch, giảm sức cản ngoại biên, từ đó giảm áp lực lên thành mạch.
Thuốc ức chế ACE là nhóm thuốc ưu tiên chỉ định cho bệnh nhân tăng huyết áp, ngoài ra nhóm thuốc này còn được dùng trong những trường hợp khác, bao gồm:
Các thuốc ức chế men chuyển angiotensin được sử dụng phổ biến hiện nay là captopril, enalapril, lisinopril, ramipril, moexipril, perindopril,...
Tương tác khi sử dụng thuốc ức chế men chuyển angiotensin
Việc sử dụng thuốc nhóm ức chế men chuyển chung với các thuốc khác có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị:
Do đó, trước khi điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển angiotensin, bệnh nhân cần thông báo về các loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ chỉ định giảm liều hoặc thay đổi thuốc khác để giảm thiểu nguy cơ tương tác.
Sử dụng thuốc ức chế ACE cùng với thực phẩm giàu kali như chuối, nước cam ép, các loại rau họ cải như cải bó xôi, súp lơ, bắp cải... có thể dẫn đến kali máu tăng quá mức. Do đó, bệnh nhân cần chú ý hạn chế đưa các thực phẩm này vào chế độ ăn hằng ngày và tránh dùng loại muối có thành phần kali.
Bệnh nhân cần chú ý hạn chế đưa các thực phẩm này vào chế độ ăn hằng ngày
Bệnh nhân bị suy tim có thể lựa chọn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Tại đây quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên môn Nội Tim mạch gồm những Giáo sư, Tiến sĩ,, Thạc sĩ, Bác sĩ Chuyên khoa 2 giàu kinh nghiệm, có uy tín lớn trong lĩnh vực điều trị nội khoa, ngoại khoa, thông tim can thiệp. Vinmec cũng chú trọng ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch, sử dụng hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, đạt chuẩn quốc tế.
Thạc sĩ. Bác sĩ Lã Thị Thùy hiện là bác sĩ chuyên khoa Tim mạch can thiệp tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa từ trường Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh năm 2010, và tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành tim mạch tại Đại học Sheffield (Anh quốc). Bác sĩ Thùy Đào tạo thực hành tim mạch tại Bệnh viện Royal Hallamshire hospital. Bác sĩ đã có thời gian công tác tại khoa Tim mạch can thiệp, Bệnh viện Chợ Rẫy từ 2012-2016.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Đa số người nhập viện có biểu hiện khó chịu, chán ăn, nước tiểu bất thường và rối loạn thận sau khi dùng men gạo đỏ của hãng dược Kobayashi.
Thông tin trên được Hiệp hội Thận học Nhật Bản công bố ngày 1/4, sau cuộc khảo sát trực tuyến được thực hiện trên 46 trường hợp sử dụng sản phẩm gạo men đỏ "beni-koji choleste help" và một người dùng "naishi help plus cholesterol". Cả hai loại thực phẩm chức năng đều đã bị Kobayashi thu hồi.
80% bệnh nhân trên đã đến bệnh viện vào khoảng tháng 1. 25% bệnh nhân điều trị bằng steroid, số còn lại được yêu cầu dùng thuốc bổ sung. Hai người phải chạy thận, trong đó một người đã hồi phục.
Trong số các bệnh nhân, 90% ở độ tuổi từ 40 đến 69, trong đó 66% là phụ nữ. Hiệp hội cho biết không có báo cáo về trường hợp tử vong trong 47 người được khảo sát.
Hai sản phẩm men gạo đỏ beni-koji của hãng dược Kobayashi khiến nhiều người phải nhập viện. Ảnh: Kyodo
Hôm 1/4, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cho biết số người nhập viện sau khi dùng thực phẩm bổ sung của hãng dược Kobayashi đã tăng lên 157 vào cuối tháng 3, 5 người tử vong.
Số câu hỏi gửi đến công ty hiện lên tới 22.000. Bộ thành lập một đường dây nóng chính phủ để giải quyết thắc mắc về vấn đề này, đến nay đã nhận được hơn 1.500 cuộc gọi.
Kobayashi ra mắt sản phẩm "beni-koji choleste help" vào tháng 2/2021, bán được khoảng một triệu gói vào cuối tháng 2 năm nay. Nhiều người dùng đã phát triển bệnh thận một thời gian sau đó.
Mới đây, Kobayashi cho biết đã phát hiện axit puberulic, một hợp chất tự nhiên có nguồn gốc từ nấm mốc xanh, trong thành phần sản xuất beni-koji. Theo Bộ Y tế Nhật Bản, đây là chất kháng khuẩn và chống sốt rét mạnh, có thể gây độc tố cho người sử dụng.
Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết chưa cấp phép lưu hành cho các sản phẩm trên tại Việt Nam, khuyến cáo người dân không mua qua mạng xã hội theo đường xách tay.
"Trường hợp phát hiện các sản phẩm này lưu hành trên thị trường đề nghị thông báo cho cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật", Cục An toàn Thực phẩm nêu.