Ngành Kỹ thuật cơ khí học là ngành tham gia trực tiếp chế tạo, sản xuất các thiết bị sản phẩm cơ khí. Với nhiều người, công việc của ngành cơ khí luôn liên quan đến sắt thép, liên quan đến các công việc gia công bằng tay như tiện, phay, hàn, bào.... Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển của công nghệ, công việc ngành cơ khí được chuyên môn hóa, nhiều công việc cơ khí mà người làm việc gần như không tham gia vào tiện, phay, bào, hàn.
Ngành Kỹ thuật cơ khí (Mechanical Engineering) làm gì
Thiết kế và Phát triển Sản Phẩm: Kỹ sư cơ khí thiết kế và phát triển mọi thứ từ máy móc công nghiệp, thiết bị ô tô, đến các sản phẩm tiêu dùng như điện thoại di động và đồ gia dụng. Họ sử dụng kiến thức về nguyên lý cơ khí, vật liệu học, và kiểm soát chất lượng để tạo ra các sản phẩm hiệu quả và đáng tin cậy.
Phân tích và Giải quyết Vấn đề Kỹ thuật: Kỹ sư cơ khí thường phải xác định và giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong quá trình thiết kế, sản xuất, và vận hành các hệ thống và thiết bị cơ khí.
Nghiên cứu và Phát triển: Họ tham gia vào công tác nghiên cứu và phát triển (R&D) để cải tiến công nghệ hiện có và phát triển công nghệ mới, từ việc cải tiến hiệu suất năng lượng của máy móc đến phát triển vật liệu mới.
Quản lý Dự án và Sản xuất: Kỹ sư cơ khí thường chịu trách nhiệm quản lý các dự án, bao gồm lên kế hoạch, ngân sách, và giám sát quá trình sản xuất.
Kiểm tra và Đảm bảo Chất lượng: Đảm bảo rằng các sản phẩm và hệ thống cơ khí hoạt động an toàn, hiệu quả và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
Tối ưu hóa và Cải tiến Quy trình: Cải tiến các quy trình sản xuất và vận hành để tăng hiệu quả, giảm chi phí và tác động môi trường.
Tư vấn và Hỗ trợ Kỹ thuật: Cung cấp chuyên môn kỹ thuật cho các dự án, các doanh nghiệp, và khách hàng.
Ngành Kỹ thuật cơ khí (Mechanical Engineering) là gì
Ngành Kỹ thuật cơ khí, hay Mechanical Engineering, là một trong những ngành kỹ thuật lâu đời và rộng lớn nhất. Ngành Kỹ thuật cơ khí chủ yếu nghiên cứu và áp dụng các nguyên lý vật lý và khoa học vật liệu để phân tích, thiết kế, sản xuất, và duy trì các hệ thống cơ khí. Lĩnh vực cơ khí bao gồm một loạt các chủ đề từ cơ học cơ bản đến công nghệ tiên tiến, và nó có ảnh hưởng đến hầu hết các khía cạnh của cuộc sống hiện đại.
Học ngành Kỹ thuật Cơ khí ra trường làm gì?
Theo số liệu dự báo của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM công bố thường niên thì nhu cầu nhóm ngành Cơ khí – Luyện kim – Công nghệ ô tô xe máy hiện đang đứng đầu, chiếm tỷ lệ trên 25% nhu cầu lao động. Trong đó, Cơ khí được coi là trái tim của quá trình công nghiệp hóa và đang có tốc dộ phát triển nhanh chóng. Trong tương lai, nhu cầu nhân lực ngành này sẽ còn tiếp tục tăng nhanh tạo nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho người học. Kỹ sư Cơ khí có thể đảm nhận việc thiết kế, lên bản vẽ, lắp đặt hoặc gia công máy móc, thiết bị tại các nhà máy, công trình, công ty cơ khí; chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, sửa chữa máy móc, thiết bị cơ khí; lập trình gia công máy CNC; hay cán bộ quản lý, điều hành kỹ thuật tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về cơ khí phục vụ an ninh, quốc phòng, ô tô, tàu thủy, hàng không,…
Thường xuyên tham gia các CLB học thuật giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn
Để đảm nhận tốt công việc của một kỹ sư Cơ khí, tạo điều kiện cho sinh viên thực hành, thực tập bên cạnh chương trình lý thuyết là một trong những yếu tố được các trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ khí uy tín đặc biệt chú trọng. Chẳng hạn, HUTECH đã chuẩn bị chu đáo cho tương lai của sinh viên ngành Kỹ thuật Cơ khí thông qua việc thành lập CLB Cơ khí trẻ, CLB Robot; phối hợp cùng các doanh nghiệp tổ chức các hội thảo chuyên đề, kỳ thực tập Doanh nghiệp và ký kết thỏa thuận hợp tác tuyển dụng, thực tập với với đa dạng các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước như: Cty National Instruments, cty TNHH Kỹ thuật tự động – ETEC, cty CP công nghệ Meetech, cty TNHH Cơ điện tử Hiệp Phát,... Đó là sự chuẩn bị chu đáo để các kỹ sư cơ khí tương lai bắt tay ngay vào công tác chuyên môn và đảm trách tốt mọi công tác quản lý – điều hành, lắp đặt – lập trình, ứng dụng - làm chủ công nghệ Cơ khí theo đà phát triển khoa học kỹ thuật thời đại mới. Với những điều đã trình bày, có lẽ “Ngành Kỹ thuật Cơ khí là gì? Ra trường làm gì?” đã không còn là một câu hỏi khó. Tuy nhiên, bạn có phù hợp để theo học ngành Kỹ thuật Cơ khí không, ngành Kỹ thuật Cơ khí xét những tổ hợp môn nào, điểm trúng tuyển của ngành Kỹ thuật Cơ khí khoảng bao nhiêu, có những trường nào uy tín đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ khí,… là những câu hỏi bạn sẽ phải tiếp tục trả lời nếu thực sự mong muốn theo đuổi ngành Kỹ thuật Cơ khí và trở thành một kỹ sư Cơ khí thành công trong tương lai.
Ngành Kỹ thuật cơ khí động lực đào tạo ra các kỹ sư công nghệ về bảo dưỡng, sửa chữa, đăng kiểm, kinh doanh trong lĩnh vực ô tô. Ngành Cơ khí động lực ra đời và phát triển lớn mạnh nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của con người về cơ khí động lực. Dưới đây là những thông tin cơ bản của ngành Kỹ thuật cơ khí động lực.
Nếu đây là ngành học bạn đang quan tâm thì hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của Hướng nghiệp GPO nhé!
1. Giới thiệu chung về ngành Kỹ thuật cơ khí động lực
Kỹ thuật cơ khí động lực (Mã ngành: 7520116) là một ngành khoa học công nghệ, ứng dụng các nguyên lý vật lý, khoa học và kỹ thuật, vật liệu,… để phân tích, thiết kế, chế tạo và bảo trì, bảo dưỡng các loại máy móc và hệ thống cơ khí, đặc biệt là đối với ô tô và thiết bị động lực. Ngành học này còn liên quan đến công tác thiết kế, chế tạo, khai thác và vận hành máy móc.
Lĩnh vực kỹ thuật cơ khí cần sự am hiểu về các lĩnh vực cốt lõi bao gồm cơ học, động lực học, nhiệt động lực học, khoa học vật liệu, phân tích cấu trúc và năng lượng. Ngoài những lĩnh vực cốt lõi trên, kĩ thuật cơ khí còn sử dụng các công cụ như thiết kế với sự trợ giúp của máy tính (CAD), và quản lý vòng đời sản phẩm để thiết kế và phân tích nhà máy sản xuất, thiết bị công nghiệp và máy móc, hệ thống nhiệt và làm lạnh, hệ thống giao thông, máy bay, tàu thủy, robot, thiết bị y học, vũ khí và những cái khác.
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật cơ khí động lực trang bị cho sinh viên những kiến thức về khoa học cơ bản, khoa học tính toán, kiến thức cơ sở ngành hiện đại (liên quan đến cơ học chất lỏng, điều khiển điện - điện tử…); có kiến thức chuyên ngành về động cơ đốt trong; công nghệ ô tô; máy thi công; thiết bị thủy khí; có năng lực phân tích, đánh giá các vấn đề kỹ thuật; khả năng xử lý và giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra liên quan đến Cơ khí nói chung và Cơ khí động lực nói riêng.
Sinh viên theo học ngành này sẽ đào tạo cơ sở nền vững chắc về cơ khí chế tạo máy, thiên về lĩnh vực thiết kế, chế tạo các linh kiện phụ trợ ô tô và máy Động lực, ngoài ra trang bị sinh viên chuyên sâu lĩnh vực khai thác (chẩn đoán, bảo trì, bảo dưỡng và sửa chửa), kiểm định, kinh doanh dịch vụ ô tô, xe chuyên dùng, máy xây dựng và hoán cải các phương tiện giao thông.
2. Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật cơ khí động lực
3. Các khối xét tuyển ngành Kỹ thuật cơ khí động lực
4. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật cơ khí động lực
Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam
Vật lý đại cương – Thí nghiệm vật lý
Học phần tự chọn (chọn 1 trong 3 học phần )
Kinh tế và Quản lý doanh nghiệp
Quản trị dự án phát triển sản phẩm
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
Ứng dụng máy tính trong thiết kế kỹ thuật
Truyền động thủy lực và khí nén ứng dụng
Học phần tự chọn (chọn 1 trong 3 học phần )
Thiết kế và tính toán động cơ đốt trong
Thiết kế và tính toán ô tô – Máy kéo
Hệ thống điện động cơ và điều khiển động cơ
Hệ thống điện và điều khiển tự động trên ô tô
Kỹ thuật chẩn đoán và Bảo dưỡng - sửa chữa ô tô
Nhập môn kỹ thuật Cơ khí Động lực
Học phần tự chọn (chọn 2 trong 13 học phần)
Công nghệ sản xuất và lắp ráp ô tô
Nhiên liệu mới ứng dụng cho động cơ và ô tô
Hệ thống điều hòa không khí và thiết bị tiện nghi trên ô tô
Thực tập cơ khí (nguội, hàn, gia công cơ khí,…)
Hệ thống điện động cơ và điều khiển động cơ – Thực tập
Hệ thống điện và điều khiển tự động trên ô tô - Thực tập
Kỹ thuật kiểm định ô tô – Thực tập
Kỹ thuật chẩn đoán và Bảo dưỡng - sửa chữa ô tô – Thực tập
Kỹ thuật điều khiển tự động – Thực tập
Học phần tự chọn (chọn 1 trong 5 học phần )
Khảo nghiệm hệ thống nhiên liệu Diesel - Thực tập
Thử nghiệm ô tô và động cơ - Thực tập
Hệ thống điều hòa không khí và thiết bị tiện nghi trên ô tô – Thực tập
Lập trình điều khiển – Thực tập
Khóa luận tốt nghiệp hoặc học bổ sung
Khóa luận tốt nghiệp (Kỹ thuật Cơ khí Động lực)
Chuyên đề 1: Ô tô điện và Hybrid
Chuyên đề 2: Động cơ đốt trong thế hệ mới
5. Cơ hội nghề nghiệp ngành Kỹ thuật cơ khí động lực sau khi tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật cơ khí động lực có thể đảm nhận công việc tại các công ty như công ty liên doanh như TOYOTA, HONDA, THACO, HYUNDAI, DOOSAN, AUDI… và các cơ quan đăng kiểm phương tiện giao thông của các tỉnh. Cụ thể các vị trí công việc sau:
Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Kỹ thuật cơ khí động lực. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.