Mộng Uyên Ương Hồ Điệp Lời Việt

Mộng Uyên Ương Hồ Điệp Lời Việt

– Lan Hồ Điệp không thích đọng nước trên lá qua đêm. Nếu để đọng nước trên lá như vậy lá của nó có thể bị nhiễm bệnh.

Làng Du lịch Sài Gòn - Bình Dương

ách Thành Phố Hồ Chí Minh 20km về hướng Bắc, đi theo quốc lộ 13,...

Năm 2018, qua giới thiệu, hai lao động quê tại huyện Vĩnh Bảo (TP Hải Phòng) có gặp ông Phạm Văn Kim (quê thị trấn Cát Thành, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) và ông Đặng Đình Hòa, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Vĩnh Cát, Hà Nội.

Ông Hòa và ông Kim bị cho là “quảng cáo” có thể đưa lao động đi làm việc tại nước ngoài. Sau đó công ty này phát thông báo tuyển lao động đi làm việc có thời hạn tại Slovakia. Thông báo đóng dấu Vĩnh Cát, thể hiện doanh nghiệp này có Giấy phép xuất khẩu lao động (XKLĐ) số 368/LĐTBXH-GP được cấp ngày 28/10/2013.

Thông báo được phát hành ngày 17/9/2018 ghi: Căn cứ vào hợp đồng cung ứng lao động đã ký với đối tác Slovakia, Vĩnh Cát cần tuyển gấp 200 lao động đi làm việc tại nhà máy đóng toa tàu cung ứng cho toàn châu Âu tại Slovakia với ngành nghề thợ hàn, thợ lắp máy, thợ cơ khí… mức lương cơ bản từ 1.184 - 1.530 EUR/tháng; dự kiến thu nhập người lao động từ 1.500 - 2.000 EUR/tháng; thời hạn hợp đồng 2 năm có thể gia hạn; thời gian làm việc: 7,5 tiếng/ngày; 5 ngày/tuần; làm thêm tối thiểu 32 tiếng/tháng.

Thông báo cũng hứa hẹn sau khi hoàn thành hai năm hợp đồng lao động tại Slovakia, lao động có thể được gia hạn hoặc được quyền đăng ký sang làm việc tại các nước trong khối Schengen như Đức, Pháp.

Thế nhưng theo tìm hiểu của PV, thời điểm tháng 9/2018, Vĩnh Cát chưa được phép xuất khẩu lao động sang Slovakia. Ông Nguyễn Thanh Sơn, TGĐ Vĩnh Cát thừa nhận điều này, cho hay thời điểm đó đang chờ Cục Quản lý lao động ngoài nước (QLLĐNN) thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chấp thuận.

Phải mãi đến ngày 17/5/2019, tám tháng sau khi phát hành thông báo tuyển dụng, Cục QLLĐNN mới có Phiếu trả lời số 51SLO/2019/ĐLAM-PTL gửi Vĩnh Cát thông báo việc đồng ý để doanh nghiệp này thực hiện hợp đồng đã đăng ký ngày 28/9/2018 với đối tác là Vitium SPOL, SR.O. Theo đó, người sử dụng lao động là TATRAVAGONKA, nơi đến làm việc là Slovakia, thời hạn hợp đồng hai năm, mức lương cơ bản 829 - 1071 EUR/tháng. Số lượng người được tuyển là 100 người với nghề thợ hàn. Người lao động sẽ phải nộp các khoản phí được quy định gồm vé máy bay, phí học bồi dưỡng kiến thức, phí môi giới.

Việc phát hành thông báo tuyển dụng lao động đi làm việc tại Slovakia trước khi được Cục QLLĐNN đồng ý là sai quy định, chưa kể đến việc nội dung trong thông báo tuyển dụng này là “nổ banh xác” với nội dung chấp thuận của cơ quan chức năng. Mức lương cơ bản Vĩnh Cát quảng cáo cao hơn nhiều so với thực tế; số lượng lao động dự kiến tuyển dụng cũng bị Vĩnh Cát “thổi phồng”; được chấp thuận chỉ 1 ngành là thợ hàn, nhưng Vĩnh Cát “nổ” thành 3 ngành. “Quan trọng nhất, lời hứa hẹn “mức thu nhập đạt 40-55 triệu/tháng” đã đánh trúng vào tâm lý của người dự định đi XKLĐ”, một lao động phản ánh.

Vĩnh Cát lý giải ra sao về những quảng cáo “nổ banh xác” này? Ông Nguyễn Thanh Tú và Đặng Đình Hòa, cùng là Phó TGĐ Vĩnh Cát, cho rằng doanh nghiệp này “được phép phát hành thông báo khi chưa có văn bản chấp thuận của Cục QLLĐNN, bởi hồ sơ đã trình lên Cục”.

Làm ở Tây, thu nhập thấp quá ở ta

Người lao động phản ánh, sau khi bay sang Slovakia, những ngày đầu, tất cả hầu như không có việc làm. Số ít đi quét tàu, số còn lại ngồi chơi. Nhận thấy thực tế không giống với những gì được tư vấn ở Việt Nam, 26 lao động đã làm đơn gửi Công ty Vĩnh Cát và Công ty TAPRAVAGONKA kiến nghị.

Người lao động cũng liên lạc với bà Lê Hồng Vân, tự xưng là “Giám đốc” Công ty Vĩnh Cát để thắc mắc. Thông qua phiên dịch viên, hai lao động quê Hải Phòng đã yêu cầu phía môi giới giải quyết sự việc, nếu không giải quyết được thì đặt vé máy bay cho họ về nước. Tuy nhiên, phía bà Vân và ông Hòa bị cho là đã “phủi tay”. Hai lao động sau đó tìm cách vay mượn tiền mua vé máy bay về nước.

Ông Hòa, Phó TGĐ Vĩnh Cát trong khi đó cho rằng hai lao động quê Hải Phòng “bị trục xuất” và “bị Công ty TATRAVAGONKA chấm dứt quan hệ lao động trong thời gian thử việc”. Ông Hòa cũng cho rằng, 26 lao động còn lại vẫn tiếp tục làm việc tại Slovakia, có mức lương đáng mơ ước, sau khi trừ hết chi phí còn khoảng 1.300 EUR/tháng.

Trái ngược với những điều ông Hòa nói, trao đổi với PLVN, một lao động quê Hải Dương, một trong những lao động đã sang Slovakia được bà Lê Hồng Vân phân công miệng chức tổ trưởng cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, sau hơn 3 tháng làm việc tại Công ty TATRAVAGONKA, chỉ trong tháng 5/2019, có khoảng 4 lao động được tăng ca thì có mức lương 1.280 EUR/tháng. Còn lại thu nhập trung bình của tất cả các lao động vào khoảng 700 - 800 EUR/tháng. “Như tôi, được mức lương vào loại “khá” là 820 EUR/tháng, sau khi trừ hết chi phí tiền nhà, tiền ăn thì thu nhập thực tế chỉ còn khoảng 11-13 triệu/tháng”, anh cho biết.

Còn theo tính toán của người nhà một lao động khác trong nhóm, với mức lương hiện tại, mỗi tháng người đi XKLĐ chỉ có thể gửi về nhà 5-7 triệu đồng. Như vậy, sau hai năm lao động, chỉ đủ thanh toán được khoản chi phí đã nộp cho những môi giới tại Việt Nam.

Để xác minh thông tin liên quan đến sự việc, nhóm PV đã liên hệ làm việc với Cục QLLĐNN (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội). Tại đây, bà Cương, chuyên viên của Cục cho biết Vĩnh Cát đã có giấy phép XKLĐ, còn được phép xuất khẩu thị trường nào thì cần phòng nghiệp vụ kiểm tra. PV đã xuất trình giấy giới thiệu với nội dung làm việc cụ thể nhưng bà Cương vẫn một mực yêu cầu phải có công văn về nội dung làm việc mới bố trí trả lời, dù PV đã giải thích yêu cầu của bà Cương như vậy là “yêu sách”, vi phạm Luật Báo chí.

PLVN sẽ tiếp tục theo dõi, phản ánh sự việc.

Theo tìm hiểu của PLVN, Vĩnh Cát được cấp phép XKLĐ từ năm 2013. Từ đó đến  nay, một số lần doanh nghiệp này bị dư luận phản ánh có vi phạm liên quan đến hoạt động XKLĐ. Trong đó năm 2018, Vĩnh Cát đưa lao động sang Ả rập Xê út giúp việc gia đình trong tình trạng đang mang thai, trái với quy định hiện hành.

Năm 2017, công ty này đã đưa hàng loạt người sang Ả rập xê út, trong đó có nạn nhân phải chuyển đến 5 chủ sử dụng và cường độ làm việc cao lên tới 17 tiếng/ngày, thường xuyên bị đánh đập ngược đãi. Tháng 10/2015, Vĩnh Cát bị Cục QLLĐNN xử phạt hàng trăm triệu đồng vì vi phạm quy định trong lĩnh vực XKLĐ.