Người Giàu Ở Việt Nam

Người Giàu Ở Việt Nam

TP - Lâu nay, nhiều người cứ nghĩ đi xuất khẩu lao động sang Angola là con đường kiếm bộn tiền. Tuy nhiên, mưu sinh ở đất nước châu Phi này không hề đơn giản, bên cạnh giàu sang là những cạm bẫy, rủi ro.

Đây là lý do người dân Việt Nam "quá" nghèo so với Singapore

Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào sự đóng góp của 3 yếu tố: Sự tăng thêm của vốn đầu tư phát triển; sự tăng thêm của số lượng lao động đang làm việc và sự tăng lên của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP). Nếu xét trên 3 yếu tố này thì Singapore có sự vượt trội so với Việt Nam trong đóng góp vốn vào nền kinh tế.

Hiện Singapore là quốc gia có nguồn vốn FDI đầu tư ra nước ngoài lớn trên thế giới và quốc gia này đồng thời cũng được hưởng lợi từ dòng vốn FDI đến từ các nhà đầu tư và tổ chức trên toàn cầu nhờ có môi trường đầu tư hấp dẫn và chính trị ổn định.

Theo Báo cáo đầu tư 2021 của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) vừa mới được công bố, Singapore vẫn nằm trong top 4 quốc gia thu hút nhiều FDI nhất thế giới trong khi Việt Nam mới chỉ khiêm tốn ở vị trí 19. Chưa kể Singapore hiện còn là quốc gia dẫn đầu trong danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với 5,64 tỉ USD, chiếm gần 37% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.

Đóng góp của Vốn, lao động và TFP vào tăng trưởng GDP Việt Nam các giai đoạn (Nguồn: TTXVN)

Mặc dù không có luật riêng về đầu tư nhưng Singapore là một trong số những quốc gia thành công nhất trong khu vực ASEAN về thu hút đầu tư nước ngoài có chất lượng. Thay vì ban hành một luật riêng, hoạt động đầu tư ở Singapore được điều chỉnh bởi các luật chung, chẳng hạn như luật chung về hợp đồng, luật công ty và các luật cụ thể theo ngành. Nhìn chung, không có sự phân biệt đối xử giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt được quy định bởi luật cụ thể.

Chỉ tính riêng nửa đầu năm 2020, Singapore đã thu hút được khoảng 14,3 tỷ SGD các nguồn đầu tư vào tài sản cố định – tương đương với 95% tổng lượng đầu tư cam kết cho cả năm 2019. Con số 15,2 tỷ SGD Singapore đã thu hút được trong năm 2019 là mức cao nhất trong 7 năm qua.

Đóng góp của Vốn, lao động và TFP vào tăng trưởng GDP so sánh giữa Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á trong đó có Singapore

Mở cửa sâu rộng đã giúp tỷ trọng ngành dịch vụ đóng góp vào GDP Singapore tăng từ 24% vào năm 1985 lên hơn 70% năm 2017. Hàng loạt công ty đa quốc gia bắt đầu đặt trụ sở, chi nhánh khu vực tại Singapore. Hiện, Singapore được đánh giá là một trong những quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất thế giới.

Các số liệu cho thấy tăng trưởng GDP Việt Nam và Singapore có điểm tương đồng với vai trò quan trọng của đóng góp vốn và công nghệ nhưng điều làm nên sự khác biệt của Singapore chính là đóng góp của lao động.

Xu hướng tỷ trọng đóng góp của lao động vào tăng trưởng của Việt Nam trong các giai đoạn 2016-2019 có xu hướng giảm so với các giai đoạn trước đang gợi ý vấn đề về chất lượng lao động, nguồn nhân lực Việt Nam chưa cao dù lực lượng lao động trẻ và dồi dào nhưng trình độ tay nghề và chuyên môn kỹ thuật thấp, chưa đáp ứng cho định hướng phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.

Top 20 nền kinh tế thu hút FDI nhiều nhất thế giới. Nguồn TTXVN

Trong nền công nghiệp dịch vụ của Singapore có đến 50% người lao động nước ngoài; còn ngành công nghiệp xây dựng là 80%. Chủ trương "tiết kiệm sức lao động" của nhân lực trong nước do dân số ít và thu hút nhân lực chất lượng cao từ bên ngoài của Chính phủ Singapore đã có đóng góp to lớn trong sự phát triển vượt bậc của Singapore thời gian gần đây, giúp quốc gia này giữ vững vị trí cường quốc, là "Con rồng Châu Á".

Chưa kể đến năng suất lao động của Việt Nam luôn nằm trong nhóm thấp nhất của Đông Nam Á trong khi đó Singapore lại ngược lại.   Tính theo giá so sánh năm 2010 của Bộ Lao động Thương binh Xã hội, năm 2018 năng suất lao động của Việt Nam bằng 1/30 lần Singapore,

Những năm qua, năng suất lao động của Việt Nam dù đã thu hẹp nhưng khoảng cách vẫn còn rất lớn.  Nếu năm 2011, năng suất lao động của Singapore gấp năng suất lao động của Việt Nam 17,6 lần thì đến năm 2018 khoảng cách tương đối này giảm xuống tương ứng còn 13,7 lần. Tính theo sức mua tương đương (PPP 2011), NSLĐ mỗi giờ làm việc của Việt Nam khá thấp so với một số nước trong khu vực ASEAN. Năm 2015, con số này của Việt Nam chỉ đạt 4,4 USD, trong khi đó Singapore đạt mức NSLĐ theo giờ rất cao với 54,9 USD. Tức là cần tới hơn 12 người Việt Nam mới làm việc bằng một người Singapore.

"Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức rất lớn trong thời gian tới để có thể bắt kịp mức năng suất lao động của các nước", Tổng cục Thống kê nhận định.