Nhà Thờ Mỹ Hưng

Nhà Thờ Mỹ Hưng

August 5, 2024 Tiêu Điểm, Video

III. Tha La trong giai đoạn mới.

Giáo xứ Tha La đã có từ 1840, nhưng mãi đến ngày 22/09/1966, với nghị định số Prot. N 311/66 của Đức Cha Giuse Phạm Văn Thiên, chính thức thiết lập Giáo xứ Tha La.

Tha La hình thành và phát triển, bao vị linh mục đã đến phục vụ, làm cho Tha La ngày càng được phát triển thêm lên. Năm 1966, vâng lệnh Bề trên, Cha Gioakim Nguyễn Văn Nghị đã đến nhậm sở tại Họ đạo Tha La thay cho Cha Giacôbê Lê Văn Quá. Cha rất quan tâm đến đời sống tinh thần lẫn vật chất của giáo dân.

Vì nhu cầu cấp thiết và hữu ích cho giáo dân, nên ngày 10/09/1967, Đức Cha Giáo phận Phú Cường đã chủ sự Thánh lễ đặt viên đá đầu tiên, khởi công xây dựng Nhà thờ Tha La và Cha Gioakim Nghị phụ trách. Sau khoảng 3 năm xây dựng, Nhà thờ Tha La đã hoàn thành và được khánh thành ngày Chúa Nhật 13/12/1970.

Sau hơn 160 năm (1840-2005) hình thành và phát triển, đã có khoảng 48 linh mục đến giúp và làm việc mục vụ tại Giáo xứ Tha La.

Giáo xứ Tha La cũng đã dâng hiến cho Giáo Hội những người con là các linh mục và tu sĩ, để phục vụ cho Giáo Hội. Hiện tại số giáo dân của Giáo xứ là 4.756 người.

Ngày 14/02/2000, Cha Philipphê Trần Tấn Binh đã đến nhậm sở tại Giáo xứ Tha La, thay Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước. Và ngày 10/01/2005, với sự cộng tác của toàn thể giáo dân trong Giáo xứ, Cha sở Philipphê Trần Tấn Binh đã cho tu sửa và trang trí lại Cung Thánh của Thánh đường Giáo xứ Tha La. Đến nay đã hoàn thành.

Ngày 05/02/2005, Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ, Giám mục Giáo phận Phú Cường, chủ sự Thánh Lễ Tạ ơn và Cung Hiến Thánh Đường và Bàn Thờ mới của Giáo xứ Tha La.

Ngày 03/09/2005, Cha Phêrô Nguyễn Văn Thắm được bổ nhiệm làm Cha sở Tha La, thay cho Cha Philipphê Trần Tấn Binh.

Nhà thờ Tha La, với Tước hiệu “Đức Maria Vô Nhiễm”, đã được đặt dưới sự bảo trợ của các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam, đặc biệt là các thánh: Thánh Philipphê Phan Văn Minh, Thánh Phêrô Đoàn Công Quý và Thánh Matthêu Lê Văn Gẫm.

Giáo xứ Tha La xin cảm tạ hồng ân của Thiên Chúa vì đã ban cho Giáo xứ Tha La được như ngày hôm nay, đồng thời cũng chân thành cảm ơn các vị tiền bối, các giám mục, linh mục, các tu sĩ và toàn thể anh chị em trong cũng như ngoài Giáo xứ đã hỗ trợ và nâng đỡ cho Giáo xứ Tha La có được như ngày hôm nay.

Xin Chúa, nhờ lời chuyển cầu của Đức Maria Vô Nhiễm, Thánh Philipphê Phan Văn Minh, Thánh Phêrô Đoàn Công Quý và Thánh Mátthêu Lê Văn Gẫm, ban ơn và chúc lành cho tất cả quý vị.

Wir verwenden Cookies und Daten, um

Wenn Sie „Alle akzeptieren“ auswählen, verwenden wir Cookies und Daten auch, um

Wenn Sie „Alle ablehnen“ auswählen, verwenden wir Cookies nicht für diese zusätzlichen Zwecke.

Nicht personalisierte Inhalte und Werbung werden u. a. von Inhalten, die Sie sich gerade ansehen, und Ihrem Standort beeinflusst (welche Werbung Sie sehen, basiert auf Ihrem ungefähren Standort). Personalisierte Inhalte und Werbung können auch Videoempfehlungen, eine individuelle YouTube-Startseite und individuelle Werbung enthalten, die auf früheren Aktivitäten wie auf YouTube angesehenen Videos und Suchanfragen auf YouTube beruhen. Sofern relevant, verwenden wir Cookies und Daten außerdem, um Inhalte und Werbung altersgerecht zu gestalten.

Wählen Sie „Weitere Optionen“ aus, um sich zusätzliche Informationen anzusehen, einschließlich Details zum Verwalten Ihrer Datenschutzeinstellungen. Sie können auch jederzeit g.co/privacytools besuchen.

II. Tha La trong giai đoạn phát triển và vươn lên.

Dù Tha La được thành hình từ những năm 1837-1840, nhưng mãi đến năm 1860, Cha Besombes (Hạnh), là vị linh mục đầu tiên đến phục vụ cho Họ đạo Tha La. Lúc bấy giờ có khoảng trên 20 gia đình nhưng ở rải rác khắp nơi, và nhà thờ chỉ được làm bằng tranh vách lá tại Lò Mo và Trường Đà.

Trải qua bao gian khó, cực nhọc với bao đời linh mục đã đến phục vụ tại Họ đạo Tha La bé nhỏ. Đến năm 1881, Cha Lorensô Bính đến phục vụ Họ đạo Tha La. Cha đã vận động, quyên góp để xây dựng Nhà thờ Tha La. Sau 3 năm miệt mài, Nhà thờ Tha La được hoàn thành. Đó là công sức của bao người góp nên, nhất là của gia đình ông bà Huyện Viên (mộ các ngài còn ở trước núi Đức Mẹ Nhà thờ Tha La), và cũng là người có công trong việc thành lập Họ đạo Tha La này. Từ đây, Tha La đã bước sang một giai đoạn mới, giai đoạn phát triển và vươn lên.

I. Nhà Thờ Tha La được thành hình.

Dưới triều vua Minh Mạng (1820-1840), vì nghi ngờ người Công Giáo liên kết với ông Lê Văn Khôi, khởi nghĩa chống triều đình Huế, nên vua ra sắc chỉ cấm đạo rất gắt ao. Trong hoàn cảnh ấy, ông Côximô Nguyễn Hữu Trí đã đưa gia đình từ Huế vào miền Nam sinh sống và lánh nạn. Ông và gia đình đã đến Bà Trà, Thủ Dầu Một, đến Suối Đá, Tây Ninh và cuối cùng đã dừng chân tại Tha La này năm 1837.

Theo truyền khẩu: Tha La là nơi nghỉ mát của dân tộc Khmer, cũng là một nơi hoang vắng, sình lầy. Tại Tha La, ông Trí đã quy tụ được một số gia đình để khai phá đất hoang cũng như tổ chức các buổi đọc kinh gia đình. Đến năm 1840, ông Trí mới mời được linh mục đến giúp khi các ngài có dịp đi ngang. Từ đây, Tha La đã thật sự thành hình, đó là nhờ công đức của các vị tiền bối, nhất là ông Côximô Trí (mộ của ông vẫn còn ở trước núi Đức Mẹ Nhà thờ Tha La).