Nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Ả Rập, ngày 24/10, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Trung tâm Giao lưu Văn hóa và Xúc tiến thương mại Việt Nam-tổ chức giao thương giữa đoàn doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Ả Rập (B2B Matching).
Buổi nói chuyện “Phụ nữ Việt Nam thời kỳ hội nhập” của Công đoàn cơ sở trường Phổ thông năng khiếu
Ngày 14/09/2019, Công đoàn cơ sở Trường Phổ thông Năng khiếu đã tổ chức buổi nói chuyện với chủ đề “Phụ nữ Việt Nam thời kỳ hội nhập” cho 1035 học sinh trường Phổ thông Năng khiếu cùng toàn thể thầy cô, CB-CNV nhà trường tại sân trường (cơ sở 153 Nguyễn Chí Thanh, P9, Q5). Đây là một trong những nội dung nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng 89 ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2019) của Công đoàn Trường PTNK.
Trong không khí sôi nổi, đầy hào hứng của buổi chào cờ sáng thứ Hai đầu tuần, TS Đào Minh Hồng - nguyên Trưởng khoa Quan hệ Quốc tế của Trường ĐH KHXH&NV đã nói chuyện với các thầy cô và học sinh Trường PTNK về vấn đề bình đẳng giới qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử; sự nhìn nhận về giới theo quan điểm phương Tây và phương Đông; vai trò của phụ nữ trong thời kỳ hội nhập và thế hệ iGen (những bạn trẻ thuộc thế hệ 9X gắn liền với điện thoại thông minh cũng như các sản phẩm công nghệ- theo TS Đào Minh Hồng).
Chương trình đã nhận được sự quan tâm của Chi bộ, Ban Giám hiệu nhà trường, các thầy cô và 1053 học sinh các khối lớp của Trường PTNK. Qua buổi nói chuyện, Công đoàn Trường muốn gửi đến học sinh những thông tin hữu ích về vấn đề bình đẳng giới; định hướng cho các em suy nghĩ và hành động đúng đắn trong bối cảnh hội nhập của Việt Nam với thế giới; khẳng định vai trò của nữ giới trong việc xây dựng hình ảnh cũng như gìn giữ những phẩm chất của phụ nữ Việt Nam hiện đại.
Một số hình ảnh của chương trình:
1. TS Đào Minh Hồng trong buổi nói chuyện
2. TS Trần Nam Dũng – Phó Hiệu Trưởng - đại diện BGH tặng hoa cho TS Đào Minh Hồng
3. Hơn 1000 bạn học sinh của Trường tham gia buổi nói chuyện
Toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại được nhiều học giả và nhà kinh tế ủng hộ trong thế kỷ qua. Song đi ngược với xu hướng này, nhiều quốc gia trên thế giới vẫn đang tìm cách áp dụng các biện pháp phi thuế quan tinh vi hơn để tạo nên rào cản thương mại. Trong những năm qua, xuất khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng rất lớn từ các rào cản thương mại do các nước nhập khẩu tạo ra.
Các biện pháp phi thuế quan (non-tariff measures - NTMs) được định nghĩa là các biện pháp chính sách thương mại ngoài thuế quan thông thường nhưng có thể có tác động kinh tế lên thương mại hàng hóa quốc tế, làm thay đổi số lượng và/hoặc giá cả của hàng hóa được mua bán.
Theo báo cáo của UNCTAD 2018 phân loại NTMs theo trình độ phát triển của các quốc gia thì các nước phát triển có tỷ lệ hàng nhập khẩu chịu quy định NTMs lớn hơn và sử dụng nhiều biện pháp đối với từng mặt hàng nhập khẩu hơn các nước đang phát triển hoặc kém phát triển (LDCs), trong khi đó LDCs có số quy định NTMs đối với hàng xuất khẩu nhiều gấp 2 lần so với các nước đang phát triển hoặc phát triển. Đối với nhập khẩu, trong khi trung bình khoảng 40% hàng nhập khẩu của LDCs được quản lý bằng các biện pháp phi thuế quan thì con số này là gấp đôi ở các nước phát triển. Các sản phẩm càng có tỷ trọng thương mại lớn thì càng sử dụng nhiều các biện pháp phi thuế quan. Tính trung bình, các nước phát triển sử dụng 4 NTMs khác nhau cho 1 sản phẩm thì các nước đang phát triển sử dụng 2 NTMs và các nước LDCs sử dụng 1 NTMs. Trong khi đó ngược lại đối với xuất khẩu, NTMs ảnh hưởng nhiều sản phẩm xuất khẩu hơn ở các nước kém phát triển hơn ở các nước phát triển.
2. Thực trạng rào cản phi thuế quan với hàng Việt nam
Trong khi hàng rào thuế quan được dỡ bỏ dần thì các nước lại gia tăng rào cản phi thuế quan, đặc biệt là hàng rào kỹ thuật, các biện pháp vệ sinh dịch tễ, chống trợ cấp, chống phá giá và tự vệ. Các nước đặt ra rào cản phi thuế quan rất khắt khe như vậy rõ ràng là thách thức lớn đối với xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi thuế quan có mục tiêu chính sách và cách thức thực hiện tương đối rõ ràng và đơn giản, mục tiêu thực hiện của các NTMs lại khá trừu tượng nên các nước (đặc biệt các nước phát triển, các nước có kinh nghiệm trong các vụ tranh chấp thương mại) có thể tận dụng để gây khó khăn cho việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Bảng 1. Số lượng NTMs áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam
Nguồn: Tổng hợp từ https://trains.unctad.org/
(1): TBT (tiếng Anh là Technical Barriers to Trade, viết tắt TBT). Đây là thuật ngữ trong lĩnh vực thương mại quốc tế chỉ hàng rào kỹ thuật trong thương mại, có nghĩa là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật mà một quốc gia, một vùng lãnh thổ (ví dụ như Châu Âu, Châu Á, các nước thuộc TWO…) áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu.
(2): SPS (tiếng Anh: Sanitary and Phytosanitary, viết tắt: SPS) là các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động vật của WTO.
Bảng 1 thống kê và phân loại các NTMs của thế giới đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Hàng xuất khẩu của Việt Nam chịu tác động của 44.408 NTMs, chiếm 72% của tổng số hơn 67.780 NTMs của thế giới; trong tổng số NTMs của Việt Nam có 54% là các hàng rào kỹ thuật, 27% thuộc biện pháp vệ sinh dịch tễ, 11% biện pháp xuất khẩu, 2% quản lý chất lượng, 2% biện pháp kiểm tra trước khi xếp hàng, 2% biện pháp quản lý giá và 0,4% biện pháp bảo vệ thương mại ngẫu nhiên. Tỷ lệ này cũng tương tự với tỷ lệ số lượng NTMs của thế giới, tuy tỷ lệ các biện pháp kỹ thuật và vệ sinh dịch tễ của thế giới cân bằng hơn ở Việt Nam và số lượng biện pháp kỹ thuật (40%) ít hơn số lượng biện pháp vệ sinh dịch tễ (41%).
Theo số liệu của Cục Phòng vệ Thương mại, Bộ Công Thương, cho đến nay hàng hóa Việt Nam đã có 144 vụ việc nước ngoài khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại (PVTM) đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (trong đó số lượng vụ việc tăng lên từ sau năm 2012 với trên 10 vụ/năm, riêng năm 2018 có 19 vụ kháng kiện của các nước được khởi xướng).
Bảng 2 và bảng 3 mô tả số lượng NTMs của thế giới đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam phân theo khu vực địa lý. Số lượng NTMs theo đối tác song phương ít hơn rất nhiều so với đối tác đa phương, tuy nhiên có thể thấy về song phương thì Mỹ, Niu Di-lân và Hàn Quốc là nước có nhiều NTMs nhất đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, tập trung vào biện pháp SPS. Về đa phương thì Trung Quốc, Mỹ, Niu Di-lân, Úc, Ca-na-da, Thái Lan là những nước có số lượng NTMs lớn đối với tất cả các nước và Việt Nam, tuy nhiên tập số lượng TBT chiếm ưu thế hơn so với số lượng SPS, trừ Thái Lan. Số lượng các biện pháp PVTM thì tập trung vào Mỹ với các vụ việc song phương với Việt Nam.
Bảng 2. Số lượng NTMs đối với Việt Nam phân theo khu vực
Nguồn: Tổng hợp từ https://trains.unctad.org/
3. Tác động của rào cản phi thuế quan
Bảo hộ thương mại khiến xuất khẩu của Việt Nam bị giảm sút hoặc không gia tăng như kỳ vọng. Trước áp lực về các biện pháp PVTM, trong khi Việt Nam: (i) chưa có nhiều kinh nghiệm để đối phó với các vụ tranh chấp thương mại, đặc biệt các tranh chấp thương mại hiện nay đòi hỏi các bên liên quan phải có sự am hiểu về luật thương mại, về cá nguyên tắc thương mại, các án lệ, tiền lệ pháp; (ii) khả năng kiểm định, giám định sản phẩm còn hạn chế và giá thành kiểm định, giám định cao khiến cho sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc vượt qua các rào cản kỹ thuật; (iii) doanh nghiệp (DN) Việt Nam chưa nắm rõ thông tin về các biện pháp bảo hộ thương mại của các quốc gia nhập khẩu với những quy định khắt khe, tinh vi và luôn được thay đổi, bổ sung; (iv) điều kiện đáp ứng các rào cản thương mại của Việt Nam còn yếu, thì bảo hộ thương mại thực sự là thách thức lớn với xuất khẩu của Việt Nam.
Mặc dù số lượng các vụ điều tra liên quan đến PVTM trên thế giới ngày càng giảm song đối với hàng hóa Việt Nam lại có xu hướng gia tăng.Việc bị áp thuế sẽ dẫn tới giá xuất khẩu hàng hóa bị áp thuế từ Việt Nam tăng lên đáng kể, làm giảm sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu từ Việt Nam,dẫn tới kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam bị giảm sút,thị phần bị thu hẹp và DN xuất khẩu Việt Nam đối mặt với rủi ro có thể mất thị trường xuất khẩu.
Việc tham gia giải quyết các vụ kiện bảo hộ thương mại làm tăng chi phí xuất khẩu của DN. Các sản phẩm của Việt Nam bị điều tra PVTM khá đa dạng, tập trung nhiều ở các sản phẩm kim loại (thép, nhôm), nông thủy sản (tôm, cá tra) và sợi.
Một số biện pháp PVTM kéo dài hàng chục năm, kéo theo chi phí theo đuổi vụ việc tốn kém. Việc theo đuổi các vụ kiện thương mại trong thời gian dài làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định trong sản xuất, xuất khẩu của DN. Về lâu dài, DN khó có thể đưa ra một chiến lược xuất khẩu dài hạn. Trước mắt, làm ảnh hưởng đến nguồn lực của DN, gia tăng chi phí, bất ổn trong sản xuất, xuất khẩu. Ngay khi vụ việc PVTM được khởi xướng thì các DN xuất khẩu Việt Nam đã phải đối mặt với việc đảo lộn và thay đổi kế hoạch kinh doanh, đầu tư sản xuất, chiến lược mặt hàng của DN mình để đáp ứng với những thay đổi mới của thị trường xuất khẩu. Trong bối cảnh đó, việc chuyển sang thị trường xuất khẩu khác cũng sẽ gặp khó khăn hơn vì các khách hàng tại thị trường xuất khẩu mới có thể lợi dụng vụ việc điều tra phòng vệ thương mại để ép giá hoặc áp đặt những điều khoản, điều kiện không có lợi cho các DN xuất khẩu Việt Nam
Thông thường một vụ việc điều tra thương mại thường kéo dài trung bình 12 tháng và có thể gia hạn tới 18 tháng, như sau đó DN còn phải đối phó với nhiều lần rà soát thuế và thời gian áp thuế trừng phạt có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, thậm chí đến 20 năm.
Sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam có khả năng bị kiện ồ ạt theo hiệu ứng dây chuyền. Số lượng các biện pháp bảo hộ thương mại thực hiện trên toàn cầu hiện nay đã tăng gấp 2,5 lần so với năm 2010. Một dự báo khác đáng chú ý là các vụ kiện thương mại đối với Việt Nam tại các thị trường có truyền thống ưa chuộng sử dụng biện pháp PVTM như EU, Mỹ có chiều hướng giảm đi hoặc giữ nguyên trong khi các tranh chấp thương mại như vậy có xu hướng gia tăng tại các nước đang phát triển như Brazil, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ, Ai Cập… do xuất khẩu của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá cao (khoảng 20%/năm), có tính tập trung cao về thị trường.
Lý do khiến các vụ kiện phòng vệ thương mại đối với Việt Nam có thể tiếp tục gia tăng trong thời gian tới là phần lớn các đối tác thương mại vẫn xem Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường (NME). Điều này thường dẫn đến kết quả là biên độ phá giá cao hơn, các bên tham gia vào quá trình điều tra phải bỏ thêm nhiều công sức và chi phí. Gần đây, một số nước đặc biệt là các nước phát triển đang cố gắng tạo ra những rào cản mới gắn với môi trường và tiêu chuẩn lao động để hạn chế nhập khẩu.
Thách thức với xuất khẩu của Việt Nam còn rất lớn khi mà Việt Nam chưa giành được thế chủ động trong xuất khẩu hàng hóa cả về thị trường, sản phẩm, công nghệ sản xuất…Kinh tế Việt Nam dự kiến đối mặt với nhiều yếu tố bất định hơn từ môi trường kinh tế thế giới như: (i) cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ tác động đến việc chuyển hướng xuất nhập khẩu hàng hóa; nguy cơ lẩn tránh xuất xứ hàng hóa của một số nước vào Việt Nam; thay đổi chuỗi cung ứng; thay đổi dòng vốn đầu tư; (ii) việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (như CPTPP, FTA với EU...) với yêu cầu cao hơn trong thực thi các cam kết quốc tế mà không còn được hưởng các ưu đãi đặc thù cho giai đoạn chuyển đổi như trước; (iii) cuộc cách mạng khoa học 4.0 buộc các nước đang theo đuổi chiến lược phát triển kinh tế dựa vào xuất khẩu và nguồn vốn đầu tư nước ngoài phải có những điều chỉnh trong chính sách phát triển kinh tế. Vì thế một số giải pháp phải được xem là những việc cần làm ngay :
- Phối hợp với các Bộ đưa nội dung tháo gỡ rào cản thị trường vào các phiên họp của các Ủy ban liên Chính phủ với các nước; chủ động nêu vấn đề rào cản kỹ thuật tại các diễn đàn khu vực (ASEAN, APEC) và đa phương (WTO). Đẩy mạnh việc tham gia và thực hiện các thủ tục về thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại như tăng cường ký kết các Thỏa thuận hợp tác hoặc công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn, quy trình kiểm tra giữa các cơ quan chức năng của Việt Nam và các nước đối tác có FTA; giảm bớt các thủ tục hải quan.
- Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo, cảnh báo đối với các biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng lên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Lựa chọn một số mặt hàng tiềm năng để thiết kế và thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại riêng cho những mặt hàng này vào các thị trường.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin (hướng tận dụng và cách tận dụng ưu đãi FTA, nhất là về quy tắc xuất xứ và biện pháp để đáp ứng quy tắc xuất xứ) và cách phòng tránh, xử lý các tranh chấp thương mại như kiện bán phá giá; nâng cao nhận thức về phòng vệ thương mại đối với các hiệp hội, doanh nghiệp. Tập trung giải quyết có hiệu quả các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp mà các nước đang tiến hành đối với hàng xuất khẩu.
- Ưu tiên nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư đầu vào được tạo ra từ công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, hàng hóa trong nước chưa sản xuất được. Triển khai tích cực Đề án cơ cấu lại các ngành công nghiệp để từng bước tạo ra những sản phẩm có thương hiệu quốc gia và có sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới, tham gia sâu hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Phòng Thông tin, Thư viện và Xúc tiến thương mại - VIOIT
Công ty CP Đào tạo Bay Việt (VFT) vừa đề xuất Bộ GTVT phê duyệt chủ trương xây dựng trung tâm huấn luyện phi công cơ bản và triển khai đào tạo phi công tại cụm sân bay Rạch Giá, Cà Mau, Cần Thơ, trong đó Rạch Giá là sân bay căn cứ huấn luyện chính.
Đào tạo cả trăm phi công mỗi năm
Tổng giám đốc VFT Nguyễn Nam Liên cho biết, ngay từ khi thành lập, VFT đã mong muốn xây dựng một trường bay hoàn chỉnh nhằm từng bước đảm bảo nguồn cung cấp phi công cơ bản cho ngành Hàng không Việt Nam và khu vực. Tuy nhiên, hiện tại, việc đào tạo của VFT mới chỉ dừng ở mức huấn luyện lý thuyết và huấn luyện trên buồng lái mô phỏng (SIM). Các học viên sau đó được đưa ra nước ngoài để huấn luyện bay thực tế.
“Để có thể đạt phê chuẩn tổ chức huấn luyện mức 1, đào tạo phi công cơ bản hoàn toàn ở trong nước, chúng tôi đã lên kế hoạch xây dựng một trường bay hoàn chỉnh tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế”, ông Liên nói và cho hay, kế hoạch này được chia làm 2 giai đoạn. Cụ thể, giai đoạn 1 (2019 – 2021), VFT sẽ hợp tác với các trường bay nước ngoài (đã được Cục Hàng không VN phê chuẩn) chuyển giao công nghệ, huấn luyện học viên đạt đến bằng lái phi công tư nhân PPL. Nếu được sự đồng ý của Bộ GTVT, Cục Hàng không VN, việc huấn luyện bay có thể được thực hiện ngay với số lượng khoảng từ 40-60 học viên/năm, đội máy bay huấn luyện từ 4-6 chiếc.
Hiện tại, Bay Việt mới chỉ luyện lý thuyết và huấn luyện trên buồng lái mô phỏng, việc huấn luyện bay thực tế được triển khai ở nước ngoài.
Học viên hoàn thành giai đoạn huấn luyện PPL sẽ được gửi đi các trường bay đối tác của Bay Việt tại nước ngoài để hoàn thành hai giai đoạn huấn luyện tiếp theo là bay bằng thiết bị trên máy bay nhiều động cơ (Instrument Rating/Multi Engine – IR/ME) và bằng lái phi công thương mại (Commercial Private Pilot – CPL).
“Trong giai đoạn 2 (từ 2022-2023), VFT sẽ đầu tư toàn bộ hạng mục của trường bay, tiếp tục hợp tác với trường bay nước ngoài để chuyển giao công nghệ, huấn luyện học viên đạt đến bằng lái phi công thương mại với số lượng từ 80-100 học viên, đội máy bay huấn luyện khoảng 15 chiếc”, ông Liên thông tin.
Tiết kiệm khoảng 300 triệu/học viên
Cho biết, hiện tại để có thể sở hữu được tấm bằng phi công thương mại, mỗi học viên phải chi khoảng 1,8-2 tỷ đồng, ông Liên cũng khẳng định, nếu được đào tạo hoàn toàn tại Việt Nam, học viên sẽ tiết kiệm được khoảng 10-15% chi phí, tương đương khoảng 200 – 300 triệu đồng.
Đáng nói hơn, trong bối cảnh nguồn nhân lực hàng không kỹ thuật cao, cụ thể là phi công, kỹ sư hàng không vẫn phụ thuộc nguồn cung ứng từ nước ngoài thì việc xây dựng nền móng vững chắc để huấn luyện đào tạo, phát triển tại chỗ nguồn nhân lực phi công đẳng cấp quốc tế là hết sức cấp bách. “Đây chính là góp phần thúc đẩy các hãng hàng không nội địa hoá nguồn lực phi công làm cơ sở cho việc cân đối giá thành hoạt động khai thác bay, nâng cao chủ động, năng lực cạnh tranh của ngành cũng như đảm bảo sự tăng trưởng ổn định trong dài hạn”, ông Liên thông tin thêm.
Phía Cục Hàng không VN, Cục trưởng Đinh Việt Thắng cũng cho rằng, việc thành lập trung tâm huấn luyện phi công cơ bản tại Việt Nam là rất cần thiết và là chiến lược quan trọng của ngành Hàng không dân dụng trong giai đoạn hiện nay. “Chúng ta hiện có hơn 170 tàu bay khai thác mang quốc tịch Việt Nam. Dự kiến, giai đoạn 2020 – 2030 con số này sẽ lên tới 250 tàu bay. Theo tính toán, từ nay đến 2030, ngành Hàng không dân dụng Việt Nam sẽ cần khoảng 200 phi công/năm để đáp ứng nhu cầu phát triển”, ông Thắng nói và cho biết thêm, hiện chúng ta chưa có trung tâm đào tạo huấn luyện phi công nên hầu hết phải đào tạo tại nước ngoài, chi phí đào tạo cao, lãng phí nguồn lực xã hội và đặc biệt không chủ động được nguồn nhân lực.
Được biết, Quân chủng Phòng không – Không quân cũng đồng thuận với phương án xây dựng trung tâm huấn luyện phi công cơ bản tại CHK Rạch Giá.
Một chuyên gia hàng không cho biết, CHK Rạch Giá khá phù hợp với việc xây dựng một trung tâm đào tạo hàng không do còn đủ quỹ đất, đủ điều kiện tĩnh không, thời tiết, mật độ bay dân dụng, quân sự thấp nên hoạt động bay huấn luyện không bị ảnh hưởng.
1. Thi tuyển đầu vào: Gồm 3 vòng
– Vòng 1 – CBT: Thi tiếng Anh kỹ năng nghe và đọc.
– Vòng 2 – ADAPT Test: Bài trắc nghiệm trên máy tính đánh giá sự thích ứng, tố chất, năng khiếu bay và tiềm năng phát triển trong nghề phi công.
– Vòng 3: Hội đồng giám khảo phỏng vấn trực tiếp bằng tiếng Anh.
2. Huấn luyện lý thuyết ATP (Lý thuyết phi công vận tải hàng không)
– Chương trình huấn luyện gồm 14 môn học lý thuyết ATP với 783 giờ huấn luyện.
– Thời gian huấn luyện: 24 tuần.
– Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh.
– Học phí huấn luyện: 134.000.000 VND.
Chứng chỉ lý thuyết ATP được Cục Hàng không Việt Nam công nhận.
3. Huấn luyện bay (tại nước ngoài)
– Học viên được cấp bằng phi công thương mại (CPL), năng định bay thiết bị (IR) và chứng chỉ tiếng Anh theo tiêu chuẩn ICAO.
– Thời gian huấn luyện: 44 tuần.
– Chi phí huấn luyện 59.650 USD – 66.300 USD.
4. Huấn luyện MCC (Phối hợp tổ lái nhiều thành viên)
– Chương trình huấn luyện gồm 14 môn học lý thuyết ATP với 783 giờ huấn luyện.
– Thời gian huấn luyện: 3 tuần.
– Chi phí huấn luyện: 99.000.000 VND.
Lương phi công giảm nghiêm trọng
Tại dự thảo Nghị định của Chính phủ bổ sung Nghị định số 87/2021/NĐ-CP về kéo dài thời gian thực hiện và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2020/NĐ-CP thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, sau 3 năm triển khai Nghị định số 20 đã phát sinh những hạn chế, nhất là đối với Tổng công ty Hàng không Việt Nam (VNA) và Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) cần được giải quyết.
Từ cuối năm 2020, đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực, làm sụt giảm nghiêm trọng các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh của VNA và VATM. Trong khi Nghị định số 20 được xây dựng trong điều kiện các doanh nghiệp đang trên đà tăng trưởng bình thường, nên không quy định mức sàn tối thiểu về tiền lương.
Điều này dẫn đến tiền lương, thu nhập của người lao động và người quản lý tính theo quy định tại Nghị định số 20 giảm nghiêm trọng, chỉ còn bằng khoảng 40% - 50% so với năm 2019 (thời điểm trước khi thực hiện thí điểm).
Trên cơ sở báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 87/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 20 theo hướng quy định sàn tiền lương thấp nhất đến 65% mức tiền lương năm 2019 (thời điểm trước dịch Covid-19).
Đối với VNA, sau khi triển khai Nghị định số 87, nhất là thời gian gần đây, hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản trở lại bình thường khi dịch Covid-19 được kiểm soát, thì tiền lương của người lao động đã được nâng lên tiến gần với mức lương thời điểm trước dịch (năm 2019).
Phi công Việt "lép vế" so với nhân sự ngoại
Riêng đối với phi công Việt Nam, trước khi thực hiện thí điểm tiền lương theo Nghị định số 20, thì tiền lương của phi công Việt Nam đã rất bất cập, thấp hơn nhiều so với phi công nước ngoài cùng làm việc cho VNA.
Theo đó, tiền lương bình quân của phi công Việt Nam năm 2018 là 124 triệu đồng/người/tháng, bằng 50% tiền lương của phi công nước ngoài là 249,69 triệu đồng/người/tháng.
Năm 2019, tiền lương của nhóm này là 135,4 triệu đồng/người/tháng, bằng 48% tiền lương của phi công nước ngoài (281,68 triệu đồng/người/tháng) cùng làm việc cho VNA.
Những bất cập trong việc trả lương cho phi công (Ảnh minh họa: Châu Như Quỳnh)
Giai đoạn 2023-2025, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội dự kiến lao động phi công Việt Nam là 865, 959 và 1.044 người, tương ứng tiền lương bình quân hằng năm của phi công Việt Nam (chưa bao gồm quỹ tiền lương bổ sung) lần lượt là 115,6, 128,0 và 134,8 triệu đồng/người/tháng.
Bên cạnh đó, tiền lương bình quân của phi công nước ngoài làm việc cho VNA lần lượt là 268,4, 273,7, 279,2 triệu đồng (tăng theo cung cầu của thị trường).
Theo đó, khi chưa tính quỹ tiền lương bổ sung cho phi công Việt Nam, dự kiến tiền lương bình quân của phi công Việt Nam giai đoạn 2023-2025 chỉ bằng 43-48% tiền lương bình quân của phi công nước ngoài bay cho VNA.
Khi thực hiện thí điểm tiền lương theo quy định tại Nghị định số 20, Chính phủ cho phép bổ sung phần chênh lệch giữa tiền lương của phi công Việt Nam và phi công nước ngoài để tính đơn giá tiền lương, với điều kiện lợi nhuận kế hoạch năm 2020 không thấp hơn lợi nhuận thực hiện bình quân giai đoạn 2018-2019.
Tuy nhiên, do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, VNA chưa được tính bù chênh lệch tiền lương của phi công Việt Nam so với phi công nước ngoài vào đơn giá khoán, vì VNA không đảm bảo về điều kiện lợi nhuận.
Đến nay, do tác động của Covid-19, tình trạng tiền lương của phi công Việt Nam càng trở nên bất cập hơn so với tiền lương của phi công nước ngoài.
Theo báo cáo của VNA và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước, quỹ tiền lương hiện nay của VNA không đủ bù đắp tiền lương phi công Việt Nam, đang phải đối mặt với tình trạng "chảy máu nguồn lao động phi công Việt Nam".
Cụ thể, tổng số lao động làm việc cho VNA năm 2022 là 6.028 người, trong đó có 4.417 người do VNA trả lương từ quỹ tiền lương theo đơn giá khoán và 152 phi công nước ngoài do VNA ký hợp đồng với đối tác cung ứng nhân lực.
Tổng quỹ tiền lương theo đơn giá năm 2022 của VNA là 1.689 tỷ đồng, mức tiền lương bình quân của phi công Việt Nam là 85 triệu đồng/tháng, tiếp viên và lao động chuyên môn còn lại là 19,5 triệu đồng/tháng.
Mặc dù số lượng phi công Việt Nam (829 người) chỉ chiếm 18,8% số lao động do VNA trả lương, nhưng chiếm 50% tổng quỹ tiền lương theo đơn giá.
Mức tiền lương bình quân của phi công Việt Nam (85 triệu đồng/tháng) thì chỉ bằng 59% so với phi công nước ngoài (khoảng 145 triệu/tháng) cùng làm việc tại VNA.
Từ thực tế trên và ý kiến của các cơ quan, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng, cần thiết xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 20/2020/NĐ-CP và Nghị định số 87/2021/NĐ-CP về kéo dài thời gian thực hiện và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2020/NĐ-CP nhằm cho phép VNA được tính thêm tiền lương trả cho phi công Việt Nam để giữ chân, tiến tới thu hút đội ngũ lao động này góp phần ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của VNA.
Dự thảo Nghị định đề xuất bổ sung quy định cho phép VNA được tính thêm nguồn tiền lương trả cho phi công Việt Nam.