Số Tổng Đài Mb Vĩnh Phúc

Số Tổng Đài Mb Vĩnh Phúc

Tổng đài MB247 của Ngân hàng Quân đội (MB) giúp khách hàng chủ động liên hệ để được tư vấn hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời, phục vụ 24/7 mọi lúc mọi nơi khách hàng cần.

Thông tin liên hệ tổng đài ngân hàng MB

Hotline dành cho khách hàng trong nước: 1900 545426

Hotline dành cho quốc tế gọi về: (84-24) 3767 4050

Số điện thoại ngân hàng MB tại các chi nhánh

Khi liên hệ tới hotline MBBank bị gián đoạn, bạn có thể liên hệ tới số điện thoại của các chi nhánh/PGD của hệ thống ngân hàng MB. Lưu ý bạn chỉ có thể liên hệ trong giờ làm việc của ngân hàng. Ngoài giờ hành chính vui lòng liên hệ tới số hotline để được hỗ trợ.

Dưới đây là tổng hợp số điện thoại tại các chi nhánh ngân hàng MB tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Các dịch vụ tiện ích được cung cấp từ Hotline ngân hàng MB

- Tư vấn và giải đáp các thông tin liên quan đến dịch vụ, sản phẩm mà ngân hàng đang triển khai.

- Hướng dẫn khách hàng sử dụng các dịch vụ online.

- Hỗ trợ khách hàng khóa các dịch vụ về thẻ, ngân hàng điện tử.

- Dịch vụ truy vấn tự động tỷ giá ngoại tệ, lãi suất tiền gửi tiết kiệm…

- Tiếp nhận yêu cầu tra soát các giao dịch.

- Tiếp nhận khiếu nại, phản ánh từ khách hàng.

Làm gì khi không gọi được cho tổng đài ngân hàng MB?

Có những thời điểm hệ thống bị quá tải khiến cho việc liên hệ tới tổng đài của bạn không thực hiện được. Khi đó bạn đừng quá lo lắng mà hãy bình tĩnh thực hiện theo các cách như sau:

- Đợi thêm khoảng 5 - 10 phút sau thực hiện lại cuộc gọi.

- Gọi điện đến số điện thoại riêng của các chi nhánh/ phòng giao dịch ngân hàng MB để được hỗ trợ.

- Bạn cũng có thể đến trực tiếp các chi nhánh/phòng giao dịch MB gần nhất để được hỗ trợ nhanh chóng.

Số điện thoại ngân hàng MB chi nhánh Hà Nội

Số 3 Liễu Giai, phường Liễu Giai, Quận Ba Đình

Tầng 1, tầng 2, tầng 3, tầng 4 Số 28 đường Xuân La,phường Xuân La,Quận Tây Hồ

Một phần tầng 1, tầng 2 tòa nhà Gold Tower số 275 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân

Tầng 1, Tòa nhà Nam Cường KM4,đường Lê Văn Lương kéo dài, KĐTM Dương Nội, phường Dương Nội, quận Hà Đông

Tầng 1 tòa nhà số 17T2 KDT Trung Hoà Nhân Chính,phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy

Số 28A, Điện Biên Phủ, quận Ba Đình

Một phần tầng 1, tầng 2 tòa nhà Trụ sở làm việc Trung tâm Phát thanh truyền hình Quân đội, số 165 Xã Đàn, phường Nam Đồng, quận Đống Đa

Số 126 đường Hoàng Quốc Việt,phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy

Một phần tầng 1, tầng 2, tầng 3 tòa nhà TTXVN Số 79 phố Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm

Tầng 1,3,4,5 số 137 C Nguyễn Văn Cừ , Phường Ngọc Lâm, quận Long Biên

Số 132 - 134 đường Ngô Xuân Quảng, thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm

Một phần tầng 1, khu văn phòng, tòa nhà Tower 1, số 458 phố Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng

Tầng 1, tầng 2 nhà B, Tòa nhà HH4 SongDa TwinTower, đường Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm

Số 279, 281 Chùa Thông, phường Sơn Lộc, thị xã Sơn Tây

Tầng 1,2,3 Tòa nhà Trung tâm Du lịch và Thương mại Tổng hợp Cổ Loa, Tổ 3 thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh

Một phần tầng 1, tầng 2 tòa nhà số 18 Lê Văn Lương, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy

Tầng 2, Số 21 Cát Linh, phường Cát Linh, quận Đống Đa

Tầng 1 và tầng 1B của tòa nhà An & Huy tại địa chỉ: thửa đất số GD1-1, GD1-2, GD1-3 cụm công nghiệp Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì

Lô A38-NV16 ô số 11 và ô số 12, Khu đô thị mới hai bên đường Lê Trọng Tấn, Xã An Khánh, Huyện Hoài Đức

Số điện thoại ngân hàng MB chi nhánh TP Hồ Chí Minh

Số 18B đường Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình

Số B3/16 - B3/17, quốc lộ 1A, ấp 2 Xã Tân Kiên, Huyện Bình Chánh

Số 172 Hai Bà Trưng, phường Đa Kao, Quận 1

Tầng trệt tòa nhà Số 538 đường CMT8, phường 11, quận 3

Tầng trệt, tầng 1 và tầng 2 số 353 – 355 đường An Dương Vương, phường 3, quận 5.

Chung cư An Phú, KĐTM An Phú, An Khánh, Nguyễn Quý Đức, An Phú, Q.2- HCM.

Số 3 Nguyễn Oanh, Q. Gò Vấp- HCM.

Số 3 Hoàng Hoa Thám, phường 6, quận Bình Thạnh.

Tầng 1( tầng trệt), tầng 2 Tòa Nhà Sunny ToWer, Số 259 Trần Hưng Đạo, P. Cô Giang, Q1, TP Hồ Chí Minh

Tầng trệt – Tòa nhà M-Building: Số 09, đường số 8, Khu A, Đô thị mới Nam thành phố, Phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần tầng trệt tòa nhà Prince Residence, Số 19-21 đường Nguyễn Văn Trỗi, Phường 12, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Số 207 – 209 đường số 9A, khu dân cư Trung Sơn, ấp 4, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh

Số 246 đường Tô Ký, ấp Tam Đông 1, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn

Thửa đất số 71 và 72, tờ bản đồ số 19, thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi

Số A23-A25, khu biệt thự Kim Long, KDC Phú Long, đường Nguyễn Hữu Thọ, xã Phước Kiển, Huyện Nhà Bè, HCM

Vĩnh Phúc là một tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cửa ngõ của Thủ đô, gần sân bay Quốc tế Nội Bài, là cầu nối giữa các tỉnh phía Tây Bắc với

và đồng bằng châu thổ sông Hồng, do vậy tỉnh có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế khu vực và quốc gia.

Hiện nay, tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên 1.231 km2, phía Bắc giáp tỉnh

, phía Nam giáp Hà Nội, phía Đông giáp 2 huyện Sóc Sơn và Đông Anh - Hà Nội.

Phía bắc Vĩnh Phúc có dãy núi Tam Đảo kéo dài từ xã Đạo Trù (Tam Đảo) - điểm cực bắc của tỉnh đến xã Ngọc Thanh (Phúc Yên) - điểm cực đông của tỉnh với chiều dài trên 30 km, phía tây nam được bao bọc bởi sông Hồng và sông Lô, tạo nên dạng địa hình thấp dần từ đông bắc xuống tây nam và chia tỉnh thành ba vùng có địa hình đặc trưng: đồng bằng, gò đồi, núi thấp và trung bình.

- Địa hình đồng bằng: gồm 76 xã, phường và thị trấn, với diện tích tự nhiên là 46.800 ha. Vùng đồng bằng bao gồm vùng phù sa cũ và phù sa mới. Vùng phù sa cũ chủ yếu do phù sa của các hệ thống sông lớn như sông Hồng, sông Lô, sông Đáy bồi đắp nên, diện tích vùng này khá rộng, gồm phía bắc các huyện Mê Linh1, Yên Lạc, Vĩnh Tường và phía nam các huyện Tam Dương, Bình Xuyên, được hình thành cùng thời kỳ hình thành châu thổ sông Hồng (Kỷ Đệ Tứ - Thống Pleitoxen). Vùng phù sa mới dọc theo các con sông thuộc các huyện Sông Lô, Lập Thạch, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Mê Linh, phía nam Bình Xuyên, được hình thành vào thời kỳ Đệ Tứ - Thống Holoxen. Đất đai vùng đồng bằng được phù sa sông Hồng bồi đắp nên rất màu mỡ, là điều kiện lý tưởng để phát triển kinh tế nông nghiệp thâm canh.

- Địa hình đồi: gồm 33 xã, phường và thị trấn, với diện tích tự nhiên là 24.900 ha. Đây là vùng thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và hoa màu, kết hợp với chăn nuôi gia súc, tạo điều kiện thuận lợi trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chăn nuôi theo hướng tăng sản xuất hàng hóa thực phẩm.

- Địa hình núi thấp và trung bình: có diện tích tự nhiên là 56.300 ha, chiếm 46,3% diện tích tự nhiên của tỉnh. Địa hình vùng núi phức tạp bị chia cắt, có nhiều sông suối. Đây là một trong những ưu thế của Vĩnh Phúc so với các tỉnh quanh Hà Nội, vì có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các khu công nghiệp tập trung và các khu du lịch sinh thái. Vùng núi Tam Đảo có diện tích rừng quốc gia là 15.753 ha.

Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đặc điểm khí hậu của vùng trung du miền núi phía Bắc.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 23,5 – 25

C. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của yếu tố địa hình nên có sự chênh lệch khá lớn về nhiệt độ giữa vùng núi và đồng bằng. Vùng Tam Đảo, có độ cao 1.000 m so với mực nước biển, nhiệt độ trung bình năm là 18,4

- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm đạt 1.400 - 1.600mm, trong đó, lượng mưa bình quân cả năm của vùng đồng bằng và trung du đo được tại trạm Vĩnh Yên là 1.323,8mm, vùng núi tại trạm Tam Đảo là 2.140 mm. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô (từ tháng 11 năm nay đến tháng 4 năm sau) chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm.

- Số giờ nắng: Tổng số giờ nắng bình quân trong năm là 1.400 - 1.800 giờ. Tháng có nhiều giờ nắng nhất là tháng 6 và tháng 7; tháng có ít giờ nắng nhất là tháng 3.

- Chế độ gió: Trong năm có hai loại gió chính là gió đông nam, thổi từ tháng 4 đến tháng 9; và gió đông bắc, thổi từ tháng 10 năm nay đến tháng 3 năm sau.

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm bình quân cả năm là 83%. Nhìn chung, độ ẩm các tháng trong năm không chênh lệch nhiều giữa vùng núi với vùng trung du và đồng bằng.

- Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi bình quân trong năm là 1.040 mm. Từ tháng 4 đến tháng 9, lượng bốc hơi bình quân trong một tháng là 107,58 mm; từ tháng 10 năm nay đến tháng 3 năm sau là 71,72 mm.

Vĩnh Phúc có bốn con sông chính chảy qua, gồm: sông Hồng, sông Lô, sông Đáy và sông Cà Lồ. Lượng nước hằng năm của các sông này rất lớn, có thể cung cấp nước tưới cho 38.200 ha đất canh tác nông nghiệp, được chia làm hai hệ thống sông chính: hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Cà Lồ.

Hệ thống sông Hồng: gồm sông Hồng với hai nhánh lớn là sông Đà ở bờ bên phải và sông Lô ở bờ bên trái, cùng với hai nhánh của sông Lô là sông Chảy ở Tuyên Quang và sông Đáy ở Vĩnh Phúc.

- Sông Hồng: Chảy qua địa phận Vĩnh Phúc từ ngã ba Bạch Hạc đến hết xã Trung Hà, huyện Yên Lạc, dài 30 km.

- Sông Lô: Chảy vào địa phận Vĩnh Phúc từ xã Quang Yên (huyện Sông Lô) qua xã Việt Xuân (huyện Vĩnh Tường) đến ngã ba Bạch Hạc thì đổ vào sông Hồng, có chiều dài là 34 km.

- Sông Đáy: Dài 41,5 km, chảy vào địa phận Vĩnh Phúc từ xã Quang Sơn (huyện Lập Thạch) ở bờ phải và xã Yên Dương (huyện Tam Đảo) ở bờ trái, chảy giữa huyện Lập Thạch và hai huyện Tam Đảo, Vĩnh Tường, rồi đổ vào sông Lô, giữa xã Sơn Đông (huyện Lập Thạch) và xã Việt Xuân (huyện Vĩnh Tường).

- Sông Cà Lồ: Là một phân lưu của sông Hồng. Nó tách ra khỏi sông Hồng ở xã Trung Hà (huyện Yên Lạc), dài 86 km theo hướng tây nam - đông bắc, giữa hai huyện Bình Xuyên và Mê Linh, vòng quanh thị xã Phúc Yên rồi theo đường vòng cung rộng phía nam hai huyện Kim Anh và Đa Phúc cũ, đổ vào sông Cầu ở thôn Lương Phúc, xã Việt Long (nay thuộc huyện Sóc Sơn - Hà Nội).

- Sông Phan: Bắt nguồn từ núi Tam Đảo, thuộc địa phận các xã Hoàng Hoa (huyện Tam Dương), Tam Quan, Hợp Châu (huyện Tam Đảo), chảy qua các xã Duy Phiên, Hoàng Lâu (huyện Tam Dương), Kim Xá, Yên Lập, Lũng Hòa, Thổ Tang (huyện Vĩnh Tường) theo hướng đông bắc - tây nam; vòng sang hướng đông nam qua các xã Vũ Di, Vân Xuân (huyện Vĩnh Tường) rồi theo hướng tây nam - đông bắc qua các xã Tề Lỗ, Đồng Văn, Đồng Cương (huyện Yên Lạc) đổ vào đầm Vạc (thành phố Vĩnh Yên), qua xã Quất Lưu chảy về Hương Canh (huyện Bình Xuyên), qua xã Sơn Lôi (huyện Bình Xuyên), nhập với sông Bá Hạ rồi đổ vào sông Cà Lồ ở địa phận xã Nam Viêm (thành phố Phúc Yên).

- Sông Cầu Bòn: Bắt nguồn từ Thác Bạc trên núi Tam Đảo, đổ xuống làng Hà, xã Hồ Sơn hợp với suối Xạ Hương, suối Bàn Long thuộc xã Minh Quang (huyện Tam Đảo), chảy từ phía bắc xuống phía nam qua các xã Gia Khánh, Hương Sơn, Tam Hợp rồi đổ vào sông Cánh, xã Tam Hợp, đều thuộc huyện Bình Xuyên. Sông Phan và sông Cầu Bòn hình thành nên một đường vòng cung, hai đầu nối vào sườn Tam Đảo.

- Sông Bá Hạ: Bắt nguồn từ suối Nhảy Nhót giữa xã Trung Mỹ (huyện Bình Xuyên) và xã Ngọc Thanh (thị xã Phúc Yên), chảy giữa xã Bá Hiến (huyện Bình Xuyên) và xã Cao Minh (thị xã Phúc Yên) đến hết địa phận xã Bá Hiến, đầu xã Sơn Lôi (huyện Bình Xuyên), nhập với sông Cánh, chảy về sông Cà Lồ.

- Suối Cheo Meo: Bắt nguồn từ xã Minh Trí (Sóc Sơn - Hà Nội), dài 11,5 km, đổ vào sông Cà Lồ ở xã Nam Viêm (Phúc Yên). Ngoài ra, Vĩnh Phúc còn có nhiều đầm, hồ lớn, trong đó có tới 94 hồ lớn nhỏ với khả năng cung cấp nước tưới cho 33.500 ha đất canh tác nông nghiệp.

- Các đầm, hồ thiên tạo: đầm Vạc (Vĩnh Yên), đầm Rưng, vực Xanh, vực Quảng Cư, đầm Kiên Cương (Vĩnh Tường), đầm Tam Hồng, đầm Cốc Lâm (Yên Lạc), hồ Đá Ngang, hồ Khuôn, hồ Suối Sải (Sông Lô), đầm Riệu (Phúc Yên)...

- Các đầm, hồ nhân tạo: hồ Đại Lải (Phúc Yên), hồ Xạ Hương (Tam Đảo), hồ Làng Hà (Tam Đảo), hồ Vân Trục (Lập Thạch), hồ Bò Lạc (Sông Lô)...

Do đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn như vậy nên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã hình thành các nhóm đất khác nhau, bao gồm:

- Nhóm đất phù sa: Diện tích 29.830,15 ha, chiếm 21,75% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh, được phân bố ở tất cả các huyện, chủ yếu là Lập Thạch, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Mê Linh1, Bình Xuyên. Diện tích đất phù sa trên địa hình thấp trũng bị ngập nước quanh năm, sau một thời gian dài tích sét sẽ diễn ra quá trình khử mạnh mẽ trong điều kiện yếm khí, hình thành tầng đất glây điển hình.

- Nhóm đất cát: Có thành phần cơ giới thô, hàm lượng hạt cát trên 70% ở hầu hết các tầng đất. Nhóm này được hình thành chủ yếu do sự bồi tụ, lắng đọng các sản phẩm thô bị rửa trôi từ vùng đồi núi.

- Nhóm đất loang lổ: Có một tầng chứa không dưới 25% đá ong non và dày trên 15 cm, ở độ sâu từ 0 - 50 cm hoặc đến độ sâu 125 cm khi nằm dưới một tầng bạc màu. Đất loang lổ có diện tích 11.887,3 ha, chiếm 8,67% diện tích đất tự nhiên.

- Nhóm đất xám: Gồm đất phù sa cũ có sản phẩm feralitic, đất dốc tụ ven đồi. Đất xám có diện tích 42.435,27 ha, chiếm 30,9% diện tích đất tự nhiên.

- Nhóm đất tầng mỏng: Thuộc tầng đất đồi, có độ dày tầng đất nhỏ hơn 30 cm, bên dưới là đá cứng liên tục hoặc tầng cứng rắn hoặc có tỷ lệ đất mịn trên 10% về trọng lượng trong tầng đất có độ sâu từ 0 - 75 cm. Đất này có diện tích 1.264,78 ha.

Theo số liệu của Chi cục Kiểm lâm Vĩnh Phúc, tính đến ngày 31-12-2011, diện tích có rừng toàn tỉnh là 28.312,7 ha, độ che phủ rừng đạt 22,4%.

Diện tích rừng tự nhiên của tỉnh là 9.358,8 ha, chiếm 32,81%, tập trung chủ yếu ở huyện Tam Đảo với diện tích 6.978,3 ha, chiếm 74,49% diện tích rừng tự nhiên toàn tỉnh; đây cũng là nơi có Vườn Quốc gia Tam Đảo. Hiện tại, phần lớn rừng tự nhiên do Ban Quản lý rừng của tỉnh giám sát, kiểm tra và quản lý.

Bên cạnh đó, tỉnh còn có 18.953,9 ha diện tích rừng trồng, chiếm 67%, trong đó, diện tích rừng mới trồng là 977,7 ha, chiếm 3,43%. Tam Đảo cũng là huyện có diện tích rừng trồng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong toàn tỉnh, đạt 28,34%. Tiếp đến là huyện Lập Thạch (tương đương 20,33%), thị xã Phúc Yên (19,01%), huyện Sông Lô (16,78%). Thấp nhất là thành phố Vĩnh Yên, chỉ có 153,3 ha, chiếm 0,007%. Phần lớn rừng trồng do hộ gia đình sở hữu và quản lý, với diện tích 9.161,8 ha (47,76%). Ban Quản lý rừng Vĩnh Phúc quản lý 3.899,2 ha (20,33%). Số còn lại do các doanh nghiệp nhà nước, đơn vị vũ trang hoặc các tổ chức kinh tế khác khai thác và sử dụng.

Vĩnh Phúc có các kiểu rừng sau:

- Rừng kín thường xanh, mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp: phân bố ở độ cao 700 m. Loại rừng này chiếm phần lớn dãy Tam Đảo với những loài cây có giá trị kinh tế cao như chò chỉ (choera chinensis), giổi (michelia Ital), re (cinnamomum ital)... Quần hệ thực vật kiểu rừng này gồm nhiều tầng, tán kín với những loài cây lá rộng thường xanh hợp thành. Kiểu rừng này đang bị tàn phá nặng nề.

- Rừng kín thường xanh, mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình: phân bố ở độ cao 800 m trở lên (chỉ có ở dãy Tam Đảo). Quần hệ thực vật là các loài họ dầu (dipterocarpaceae), họ re (lauraceae), dẻ (fagceae), họ chè (theaceae), họ mộc lan (magnoliaceae), họ sau sau (hamamelidaceae). Ngoài ra, ở độ cao trên 1.000 m xuất hiện một số loài thuộc ngành hạt trần như thông (dacrycarpus), pơmu (fokienia hodginsii), thông tre (podocarpus neriifolius), thông yến tử (podorcarpus pilgeri), kim giao (nageia fleuryi)...

- Rừng lùn trên đỉnh núi: là một kiểu phụ đặc thù của rừng kín thường xanh, mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình, được hình thành trên các đỉnh dông dốc, hay các đỉnh núi cao đất xấu, nhiều nắng gió, mây mù. Vì vậy, cây cối ở đây thường thấp, bé và phát triển chậm.

- Rừng tre nứa: mọc xen kẽ trong các kiểu rừng khác. Các loại tiêu biểu là vầu, sặt gai ở độ cao trên 800 m; giang ở độ cao 500 - 800 m; nứa ở độ cao dưới 500 m.

- Rừng phục hồi sau nương rẫy: kiểu rừng này thường có ở vùng đệm của Vườn Quốc gia Tam Đảo.

- Rừng trồng: Gồm các loại rừng thông, rừng bạch đàn, rừng keo và rừng lá rộng, được trồng ở độ cao 200 - 600 m. Rừng trồng được bao phủ với diện tích khá lớn ở phía tây bắc của huyện Lập Thạch, Sông Lô. Ở khu vực thung lũng, sông suối và phần phía nam tỉnh còn trồng cây lương thực, rau màu. Ngoài ra, trong vùng còn có các kiểu trảng cây bụi, trảng cỏ thứ sinh sau khai thác.

Thảm thực vật ở Vĩnh Phúc thể hiện rõ trong nền cảnh chung của rừng nhiệt đới gió mùa. Đặc biệt Vĩnh Phúc còn có Vườn Quốc gia Tam Đảo; gần đây, qua khảo sát bước đầu, các nhà thực vật học đã thống kê được trong Vườn có 1.436 loài, thuộc 741 chi trong 219 họ của 6 ngành thực vật. Trong đó có 58 loài mang gen quý hiếm và 68 loài đặc hữu có tên trong sách đỏ của Việt Nam và thế giới1. Dựa vào sinh cảnh phân bố, có thể chia hệ thực vật ở Tam Đảo thành các loại: rảng cỏ, cây bụi, các loài cây gỗ trên núi đất và núi đá. Theo giá trị sử dụng, có thể chia hệ thực vật này thành các nhóm: cây cho tinh dầu, cây làm rau ăn, cây làm cảnh, cây cho gỗ, cây dược liệu, cây cho tinh bột, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm cây cho gỗ và cây dược liệu. Ở Tam Đảo còn có nhiều loài thực vật lần đầu tiên được thu thập và mô tả ở Việt Nam.

Hệ động vật ở Tam Đảo rất phong phú về thành phần loài, với khoảng 1.141 loài, thuộc 150 họ của 39 bộ. Trong đó, 64 loài có giá trị khoa học cần bảo tồn, 16 loài đặc hữu, 18 loài có tên trong sách đỏ thế giới và 8 loài cấm buôn bán.

Trong đó, lớp lưỡng cư có 19 loài, đặc biệt, loài cá cóc Tam Đảo thuộc những loài động vật quý hiếm được đưa vào sách đỏ. Lớp bò sát có 46 loài, trong đó tắc kè, kỳ đà, thằn lằn là những loài có số lượng lớn. Lớp chim nhiều hơn cả, có tới 158 loài, trong đó có nhiều loại quý như gà lôi trắng, gà tiền. Lớp thú có 58 loài; các loài lớn như gấu, hổ, báo...; các loài nhỏ như cầy, sóc, chuột, hươu, hoẵng...; một số có giá trị khoa học cao như cheo cheo, voọc đen má trắng, voọc mũi hếch...

Trong các loài động vật ở rừng Tam Đảo, có 47 loài được xem là quý hiếm, trong đó có loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt diệt. Vườn Quốc gia Tam Đảo là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, có giá trị to lớn trong bảo vệ môi trường, điều tiết và cung cấp nước, phục vụ nghiên cứu khoa học và du lịch, nghỉ dưỡng, cung cấp lâm sản, dược liệu. Với độ che phủ rừng chiếm 90% diện tích, có thể coi Vườn Quốc gia Tam Đảo là kho dự trữ các nguồn gen động, thực vật quý hiếm của nước ta, và là điểm du lịch hấp dẫn.

Có thể phân loại khoáng sản ở Vĩnh Phúc thành các nhóm sau:

- Than antraxit: có ở xã Đạo Trù (Tam Đảo), xác định chiều dài vỉa 20 m, bề dày vỉa 0,5 - 0,8 m, trữ lượng khoảng 1.000 tấn, có nhiệt lượng 7.000 - 8.000 kcal.

- Than nâu: địa tầng chứa than nâu ở các xã Bạch Lưu, Đồng Thịnh (Sông Lô). Vỉa than Bạch Lưu dày 0,8 m, dài 10 m, chưa được thăm dò và đánh giá. Vỉa than Đồng Thịnh dày 0,4 - 0,5 m, nằm thoải dưới chiều sâu 5 - 7 m, phủ trên là sét kết và bột kết, có trữ lượng khoảng vài ngàn tấn. Than nâu có nhiệt lượng 6.000 - 8.000 kcal.

- Than bùn: Vĩnh Phúc có nhiều điểm than bùn, trong đó đáng kể là hai vùng: xã Văn Quán (Lập Thạch) và các xã Hoàng Đan, Hoàng Lâu (Tam Dương).

Than bùn Văn Quán có trữ lượng ước khoảng hàng trăm ngàn mét khối, có thể sử dụng làm chất đốt và phân bón.

Than bùn Hoàng Lâu phổ biến trên hàng chục hecta ở vùng đầm lầy và đầm chiêm trũng. Chiều dày lớp than từ 1 - 2 m, có chỗ tới 3 m, dưới lớp phủ 0,5 - 1 m, trữ lượng ước khoảng 500.000 m3. Địa tầng chứa than là cát sét và bột của trầm tích Đệ Tứ hệ tầng Hà Nội, than Humit chưa phân hủy hết cây cối.

- Barit: Chủ yếu gặp dưới dạng tảng lăn, có nguồn gốc nhiệt dịch, đi với chì, kẽm, gồm ba dải mạch ở Đạo Trù (Tam Đảo).

Dải mạch Vĩnh Ninh: dài 10 m, dày 0,2 - 0,3m, chủ yếu là galen, xphalerit kèm barit và thạch anh.

Dải mạch Suối Son: dài 40m, rộng 0,5 - 1m. Dải mạch này phát triển không liên tục. Quặng là galen, đi kèm limolit và barit, đá vây quanh là serinit và acgilit.

Dải mạch xóm Tân Lập: có nhiều nhánh, dài 30 - 50m, dày 0,5 - 1m.

- Đồng: mới phát hiện được các điểm khoáng nghèo quặng là chancopyrit được đi kèm với pirit, pirotin. Có thể kể đến các điểm khoáng hóa ở Suối Son, Đồng Giếng (Đạo Trù), Đồng Bùa (Tam Quan), Hợp Châu, Bàn Long, Minh Quang thuộc huyện Tam Đảo.

- Vàng: dọc theo đứt gãy tây nam Tam Đảo có nhiều mạch thạch anh được xác định cùng tuổi với khoáng hóa vàng và những vành phân tán vàng sa khoáng ở Đạo Trù, Minh Quang (Tam Đảo), Thanh Lanh (Bình Xuyên), Thanh Lộc (Phúc Yên).

- Thiếc: có trong sa khoáng ở xóm Giếng (Đạo Trù), suối Đền Cả (Đại Đình). Các nhà địa chất dự báo ở vùng núi Tam Đảo còn có một loại thiếc thớ gỗ, giàu tiềm năng nhưng chưa phát hiện được.

- Sắt: có hai dải đáng kể là: Dải sắt Bàn Giản (Lập Thạch): khoáng vật chứa sắt là manhetit, có chiều dài 200 m, rộng 50 m, phần trên là mũ sắt và đá ong, nhân dân khai thác làm gạch táng ong. Manhetit ở đây thuộc loại sắt từ, dùng để sản xuất từ tính.

Dải sắt Khai Quang (Vĩnh Yên): bắt đầu từ xã Đạo Tú, Thanh Vân (Tam Dương) qua Định Trung về Khai Quang (Vĩnh Yên), có chiều dài hàng chục kilomet, rộng hàng chục mét, có chỗ hàng trăm mét.

Sắt ở Khai Quang cũng mới được điều tra và phát hiện, quặng chủ yếu là hematit, manhetit, phần trên mặt đã biến đổi thành limonit và gotit, hàm lượng đạt 40 - 50%.

Ngoài hai điểm trên, còn có một số điểm sắt như ở Đồng Bùa (Tam Đảo). Đây là khu vực cần được nghiên cứu chi tiết để có thể phát hiện các vùng có khoáng sản quan trọng nói trên.

Trên địa bàn Vĩnh Phúc, khoáng sản không kim loại chủ yếu là cao lanh, có nguồn gốc phong hóa từ đá alumoxilicat như granit, plagio granit có các mạch đá aplit, sionit phân bố ở Tam Dương, Vĩnh Yên và Lập Thạch. Mỏ cao lanh Định Trung (Vĩnh Yên) có diện tích 5,5 km2. Có hai loại:

- Cao lanh do đá granit phong hóa, trữ lượng trên 6 triệu tấn. Cao lanh phong hóa còn có ở Thanh Vân, Hướng Đạo, Hoàng Hoa (Tam Dương), Yên Dương (Tam Đảo) nhưng chưa được đánh giá.

- Cao lanh do đá mạch kiềm Pecmalit, Sienit được phong hóa triệt để từ đá thuần Fenspat, phân bố ở mỏ Định Trung, xóm Mới Thanh Vân và rải rác ở thôn Lai Sơn (phường Đồng Tâm, Vĩnh Yên), xã Kim Long (Tam Dương).

- Sét gạch ngói: phân bố rộng rãi ở vùng đồng bằng và vùng đồi.

- Sét đồng bằng: có nguồn gốc trầm tích sông biển, đầm hồ. Tầng sét dày từ 1 - 10m, trên diện tích hàng trăm kilomet vuông với trữ lượng hàng tỷ mét khối. Chỉ tính ba mỏ được thăm dò là Đầm Vạc (Vĩnh Yên), Quất Lưu, Bá Hiến (Bình Xuyên) đã có trữ lượng hàng chục triệu mét khối.

- Sét vùng đồi: có nguồn gốc phong hóa không triệt để từ đá alumosilicat nên độ mịn không cao, độ xốp không lớn và kém dẻo. Loại sét này có độ dày từ 1 - 5m, màu nâu vàng, dùng để sản xuất gạch nhưng gạch thường xốp và giòn, tốn nhiều nhiên liệu đốt. Gạch sản xuất từ sét vùng đồi chỉ chiếm 1 - 3%.

- Sét màu xám đen, xám nâu: có mỏ ở Xuân Hòa (Lập Thạch), được phong hóa từ đá phiến sét có tuổi Devon. Khi nung với nhiệt độ từ 900 - 1.0000C, nước thoát ra làm cho đất sét phồng lên, tạo ra những lỗ xốp được gọi là sét Kêranzit, dùng sản xuất bê tông nhẹ để xây dựng các công trình trên nền đất yếu, có tác dụng chống nóng, chống ồn nhờ tính cách nhiệt, cách âm của nó. Mỏ sét Xuân Hòa có trữ lượng hàng triệu mét khối.

- Cát sỏi lòng sông và bậc thềm: cát sỏi lòng sông Lô, sông Đáy thuộc loại cát sỏi thạch anh, silic, có độ cứng cao, độ lựa chọn tốt, sắc cạnh, có độ bám dính, thường dùng để liên kết với vôi vữa và xi măng. Trong đó, cát sỏi sông Lô có trữ lượng tới 30 triệu mét khối, hằng năm được bổ sung từ thượng nguồn về hàng triệu mét khối. Cát sỏi bậc thềm, bậc 2 – 3 ở vùng Xuân Lôi, Văn Quán, Triệu Đề (Lập Thạch), Cao Phong (Sông Lô), xã Hoàng Đan (Tam Dương) thuộc sông Đáy có trữ lượng hàng chục triệu mét khối.

- Đá xây dựng: bao gồm đá khối, đá tảng, đá dăm với một khối lượng khổng lồ hàng tỷ mét khối tập trung ở dãy núi Tam Đảo.

Hiện nay, trong tỉnh có ba mỏ đang khai thác là mỏ Tân Trung (Lập Thạch), mỏ Đá Cóc xã Minh Quang (Tam Đảo), mỏ Trung Mầu (Bình Xuyên), hằng năm cung cấp hàng trăm ngàn mét khối đá xây dựng các loại, phục vụ các công trình xây dựng trong và ngoài tỉnh.

- Đá tạc, đá kè đê: vùng Bạch Lưu, Hải Lựu (Sông Lô) có loại đá cát kết, hạt vừa và nhỏ, bột kết dạng macnơ, cấu tạo khối, xếp lớn dàn. Ở Hải Lựu đã hình thành một làng nghề truyền thống chuyên đẽo đá, tạc đá thành những sản phẩm như cối giã hoặc sản phẩm mỹ thuật như các loại tượng đá, bia đá dùng cho lăng mộ, với hàng triệu sản phẩm mỗi năm. Loại đá hộc, đá khối nhỏ thường dùng làm đá kè đê, kè đường, mỗi năm cung cấp hàng trăm ngàn mét khối.

Nếu như môi trường thiên nhiên, khí hậu trong thời kì chuyển từ cuối thế Cánh tân sang Toàn tân không có biến đổi lớn thì cư dân văn hoá Sơn Vi sẽ tiếp tục phát triển cuộc sống trên vùng đồi gò và các thềm sông cổ ven rìa đồng bằng châu thổ và tiến dần xuống khai phá vùng đồng bằng. Ở đó có thể phát hiện được nhiều dấu tích cuộc sống của con người thời đại đá mới sống trong khoảng thời gian từ trên một vạn năm đến khoảng 6.000 - 5.000 năm trước. Nhưng cho đến nay, trên đất Vĩnh Phúc cũng như trên vùng đồi gò Phú Thọ, Hà Tây, sau thời kì văn hoá Sơn Vi chưa tìm thấy được dấu tích văn hoá của con người thời đại đá mới. Các nhà khảo cổ học và cổ sinh học giải thích hiện tượng này bằng sự thay đổi của khí hậu và môi trường.

Tư liệu cổ sinh vật ở miền bắc Việt Nam cho thấy hầu hết hoá thạch động vật trung kì và hậu kì thế Cánh tân khá gần gũi với quần động vật thời Toàn tân, đều là động vật chỉ thị cho khí hậu nóng ẩm. Tuy vậy, giữa quần động vật cuối thời Cánh tân và thời Toàn tân miền Bắc nước ta cũng có một vài khác biệt. Đó là một vài động vật tiêu biểu cho quần động vật vùng Hoa Nam và Đông Nam Á thời Cánh tân đã không thấy trong quần động vật thời Toàn tân như đười ươi (Pongo pygmaeus), voi răng kiếm (Stegodon orientalis), gấu tre (Ailuropoda melanoleuca), voi cổ (Palaeoloxodon namadicus), heo vòi (Tapirus indicus). Về thực vật, thành phần bào tử phấn hoa qua các mẫu phân tích cho thấy trong tầng văn hoá Sơn Vi tồn tại phổ bào tử quyết đặc trưng cho giai đoạn khí hậu cuối thời Cánh tân gồm họ dương xỉ (Polypodiaceae) và kim mao (Cyatheaceae). Còn trong tầng văn hoá Hoà Bình không thấy bào tử phấn của dương xỉ và kim mao …

Những phân tích về động, thực vật đó cho thấy có sự thay đổi nào đó về khí hậu và môi trường từ cuối thế Cánh tân sang thế Toàn tân ở miền Bắc nước ta là điều rõ ràng. Song, từ đấy giải thích sự vắng mặt của con người sau thời văn hoá Sơn Vi trên vùng đồi gò, thềm sông ở vùng trung du Bắc bộ, trong đó có Vĩnh Phúc thì chưa có được sự nhất trí giữa các nhà nghiên cứu.

Có người cho rằng đợt biển tiến Flandrian xẩy ra ở giai đoạn gián băng cuối cùng, mực nước của nó bao trùm lên 1/2 diện tích khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, ít nhất cao hơn mực nước hiện nay khoảng 4m. Lúc đó, toàn bộ đồng bằng Bắc bộ bị chìm ngập và hệ thống sông suối bị đẩy ngược dòng hoặc cân bằng dòng chảy làm tràn ngập các thung lũng. Vì thế cư dân văn hoá hậu kì thời đại đá cũ Sơn Vi trên thềm cổ sông Hồng, sông Lô phải rút về các hang động đá vôi tạo nên văn hoá Hoà Bình và Bắc Sơn.

Song cũng có ý kiến cho rằng, trong giai đoạn chuyển tiếp từ thế Cánh tân sang Toàn tân, có thể khí hậu cũng ấm dần lên và có chế độ từ khô lạnh chuyển dần lên nóng ẩm và lượng mưa tăng cao, xuất hiện nhiều cơn lũ lớn. Đồng thời, do biển tiến sâu vào đồng bằng Bắc bộ, độ mặn làm ảnh hưởng đến thảm thực vật rừng và các hệ động vật sống theo bầy do đó cũng giảm đi. Vừa có lũ lớn, lại bị biển tiến ngăn cản việc thoát lũ làm cho đồng bằng, thậm chí cả các bậc thềm sông bị ngập lụt, rừng cây bị đổ, bị lấp, bị cuốn trôi. Môi trường săn bắt và hái lượm của con người nơi đây bị thu hẹp lại. Con người lúc đó chưa kịp thích ứng với môi trường mới, phải lui dần về miền thượng du, vùng núi đá vôi và các thung lũng cao, dẫn đến sự vắng bóng dấu tích cuộc sống của con người trên đất trung du trong khoảng đầu thời Toàn tân đến khoảng 6 - 5 ngàn năm trước. Đây cũng là lí do để giải thích sự vắng mặt của con người và văn hoá thời đại đá mới trên đất Vĩnh Phúc.

Vĩnh Phúc là một vùng đất cổ với sự xuất hiện con người sinh sống từ mấy nghìn năm trước. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, bao tác động của tự nhiên, con người và vùng đất nơi đây đã tạo nên một kho tàng di sản phong phú, đặc sắc về văn hóa. Đó cũng là một vốn quý, một tài sản vô giá của Vĩnh Phúc.

Theo nhiều nhà nghiên cứu (xưa và nay) thì Phú Thọ là vùng đồi núi truyền thuyết của Mẹ Tiên, Vĩnh Phúc là vùng biển truyền thuyết của Cha Rồng.

Bốn ngàn năm trước, đất đai tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay đã nằm trong một cõi chung, có điều chưa gọi là tỉnh, là Vĩnh Yên, Phúc Yên, Vĩnh Phúc mà mang địa danh khác, theo cách phân vùng hành chính khác với bây giờ.

Thời đại Hùng Vương, nước ta có Văn Lang. Nước Văn Lang có 15 bộ, trong đó Văn Lang là bộ gốc, trung tâm của nước Văn Lang nằm trên hợp lưu của 3 con sông: sông Thao, sông Đà, sông Lô. Lãnh thổ bộ Văn Lang trải rộng ra hai bên sông Thao, sông Hồng, từ dãy núi Ba Vì sang dãy núi Tam Đảo. Như vậy, đất đai tỉnh Vĩnh Phúc bây giờ nằm trong bộ Văn Lang xưa. Và không phải ngẫu nhiên mà người ta nói, cùng với Phú Thọ, Vĩnh Phúc là một vùng đất cổ, nơi sinh tụ đầu tiên của cư dân nước Việt.

Di chỉ nằm trên khu đất cao thuộc cánh đồng đầu thôn Hòa Loan, xã Lũng Hòa, huyện Vĩnh Tường, cách thị xã Vĩnh Yên 14 km về phía Tây Nam, cách Việt Trì 4km về phía Tây, cách sông Hồng nơi gần nhất là 2,5km. Di chỉ Lũng Hòa được phát hiện vào tháng 6/1963 và tiến hành khai quật đợt 1 từ ngày 14/11/1965 đến 1/4/1966. Kết quả khai quật cho thấy:

Các lớp đất được cấu tạo tương đối đơn giản, tầng văn hóa mỏng và đơn thuần, chủ yếu ở lớp đất thứ hai có độ sâu từ 0,40 – 0,60m đã phát hiện và thu nhập được 285 hiện vật gồm 262 hiện vật bằng đá (91,92% tổng số), 23 hiện vật bằng gốm (8,08%), 5.618 mảnh gốm và nhiều cuội tự nhiên.

Đồ đá cũng như đồ gốm ở Lũng Hòa rất gần gũi với đồ đá, đồ gốm ở các di chỉ Phùng Nguyên (Phú Thọ), Văn Điển (Hà Nội). Kỹ thuật đồ đá đạt đến mức cao của kỹ thuật chế tác đá. Đồ gốm rất tiến bộ, hầu hết đã chế tạo bằng bàn xoay. Chưa thấy đồ xương và xương thú vật, chưa thấy xuất hiện đồ đồng.

Trong đợt khai quật này đã phát hiện 22 ngôi mộ, trong đó có 4 ngôi thời hiện đại, 6 ngôi thời Bắc thuộc và quan trọng nhất là 12 ngôi thuộc thời đại đồ đá mới. Các mộ này đều là đơn táng. Người chết được chôn theo tư thế nằm thẳng, nhưng không rõ nằm nghiêng, nằm ngửa hay nằm sấp.

Hiện vật chôn theo trong mộ có 56 chiếc đồ đá, 46 chiếc đồ gốm (gốm rìu, đục, bàn mài, vòng tay, hạt chuỗi, nồi, bình, vật hình cốc…). Đặc biệt trong hầu hết các ngôi mộ đều chôn theo xương hàm răng lợn.

Tình hình hiện vật và mộ táng nói trên chứng tỏ địa điểm khảo cổ Lũng Hòa vừa là một khu di chỉ cư trú, vừa là một địa.

Đây là loại di chỉ nằm ở các doi đất thấp hoặc các doi đất cao ven sông. Ở miền Nam Trung Quốc, về thời đại đồ đá mới, loại di chỉ này được phát hiện nhiều và gọi là “Đài hình di chỉ” Ở nước ta, di chỉ Phùng Nguyên, Văn Điển cũng thuộc vào loại “Đài hình di chỉ” này.

Căn cứ vào loại hiện vật đồ đá, đồ gốm và mộ táng, di chỉ Lũng Hòa có thể ở vào giai đoạn cuối của thời đại đồ đá mới chuyển qua sơ kỳ thời đại đồng thau. Niên đại có thể tồn tại từ 3000-4000 năm trước đây và thuộc về loại hình văn hóa Phùng Nguyên.

Người cổ đại ở đây sống chủ yếu bằng nghề nông, bên cạnh đó đã biết chăn nuôi thêm gia súc và gia cầm, ngoài ra còn săn bắn thú nhỏ và đánh cá sông làm thực phẩm phụ.

Qua các hình thái sinh hoạt kinh tế, phần nào có thể hình dung được tổ chức xã hội đương thời. Tất cả mọi người trong thị tộc cùng lao động, cùng hưởng thụ bình đẳng như nhau. Nhưng do sức sản xuất đã phát triển đến một trình độ nhất định nên những người đứng đầu thị tộc hay bộ lạc có một số đặc quyền nào đó về chính trị cũng giữ một phần nào đặc quyền trong việc phân phối sản phẩm.

Di chỉ Lũng Hòa thuộc loại hình văn hóa Phùng Nguyên. Văn hóa Phùng Nguyên phân bố liền khoảnh trong một vùng rộng lớn, dài hàng trăm cây số hai bên bờ sông Hồng, từ Lâm Thao (phía nam tỉnh Phú Thọ), tỉnh Vĩnh Phúc, miền Sơn Tây (Hà Tây) đến Văn Điển (Hà Nội). Văn hóa Phùng Nguyên là văn hóa vật chất của các bộ lạc thời Hùng Vương ở thời kỳ bắt đầu dựng nước.

Khu di chỉ khảo cổ Đồng Đậu nằm trong gò Đồng Đậu, thuộc địa phận thôn Đông 2, thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc. Gò có diện tích khoảng 86.000m2. Nhìn chung gò Đồng Đậu ở ven rìa đỉnh châu thổ Bắc Bộ, nơi giao tiếp giữa những vùng đồi đất đỏ la – tê – rít và vùng đồi tụ của phù sa sông Hồng. Đối với người Việt cổ đang trên quá trình rời bỏ vùng núi tiến về chinh phục khai phá vùng đồng bằng màu mỡ thì đây là một địa điểm lý tưởng.

Di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu được phát hiện vào khoảng tháng 2/1962. Từ cuối năm 1965 đến cuối năm 1999, đã tiến hành 6 đợt khai quật, với diện tích gần 740 m2. Trên đất nước ta chưa có một di tích khảo cổ nào được các cơ quan khảo cổ quan tâm khai quật nhiều lần như vậy. Điều này cho thấy tầm quan trọng của di chỉ Đồng Đậu đối với việc tìm hiểu nguồn gốc dân tộc Việt Nam cũng như quá trình hình thành Nhà nước đầu tiên của dân tộc.

Qua khai quật, các nhà khảo cổ học đã thu nhập được một khối lượng di vật đồ sộ gồm 1.154 đồ bằng đá, 200 đồ bằng đồng, 226 đồng bằng đất nung và 102 đồ bằng xương, sừng.

Nét nổi nhất của đồ đá là sự phong phú, đa dạng, có tới 71 loại, gồm công cụ sản xuất, vũ khí và dụng cụ săn bắt, dụng cụ sinh hoạt, đồ trang sức…. được chế tác từ một trình độ kỹ thuật đỉnh cao và tay nghề thành thạo.

Đồ đồng có 27 loại dùng trong các hoạt động sản xuất, săn bắt, đánh cá… các đặc trưng của di vật phần nào cho thấy người Đồng Đậu đang bước những bước đầu tiên trong việc nắm bắt kỹ thuật luyện, đúc đồng và sử dụng đồ đồng thau vào đời sống.

Đồng Đậu còn là nơi phát hiện được nhiều di vật bằng xương, sừng nhất trong hàng trăm địa điểm đã khai quật ở nước ta (trước năm 1983), không những nhiều về số lượng, phong phú về loại hình mà trình độ kỹ thuật chế tác cũng đã đạt đến đỉnh cao.

Đồ gốm có đồ nấu, đồ đựng, công cụ sản xuất (doi se sợi, khuôn đúc đồng, bi gạch…), tượng người, tượng bò, tượng gà, chạc gốm….

Cùng với các di vật trên, còn thu lượm được một số lượng khá lớn xương, răng động vật và một ít hạt thực vật.

Trong lớp văn hóa Phùng Nguyên (ở độ sâu 2,5m), có 10 hạt thon dài thuộc lúa tẻ, chỉ có một số hạt thuộc dạng bầu dài giống như lúa nếp nương.

Ở lớp văn hóa Phùng Nguyên chuyển lên lớp văn hóa Đồng Đậu (sâu 2m) và Đồng Đậu (sâu 1,2m-1,5m) thấy chủ yếu là hạt thon ngắn cũng thuộc loại lúa tẻ. Trong các lớp này đã bắt đầu có hạt tròn dài (nếp) và tròn ngắn (Di cút).

Trong lớp Đồng Đậu muộn (1,2-1,0m) ngoài các hạt thon dài và thon ngắn (tẻ) có hai hạt bầu ngắn và tròn dài lá lúa nếp.

Như vậy là ở vào giai đoạn Phùng Nguyên (cách đây 4.000-3.500 năm), cư dân Đồng Đậu chủ yếu trồng lúa tẻ. Sang đến giai đoạn Đồng Đậu (cách đây 3.500 năm), mới bắt đầu phân hóa ra lúa nếp và lúa hạt tròn, có thể là tiền thân của lúa Sino Japonica. Có thể giai đoạn này cũng đã phân hóa thành lúa chiêm vì trong các mẫu phân tích, có một số hạt giống với các giống lúa chiêm hiện đại.

Về các di tích và hiện vật, các nhà khảo cổ đã phát hiện 226 di tích và hiện vật gồm:

- 148 huyện đất hình vuông, hình chữ nhật, hình thang cân, hình thoi, hình bầu dục, hình tròn, hình đa giác; trong các huyệt, có dấu tích bếp lửa, than tro hoặc di vật khảo cổ đều thuộc giai đoạn Phùng Nguyên.

- 93 bếp lửa và một hệ thống bếp lửa liên hoàn, hình dáng, cấu trúc các bếp có nhiều loại khác nhau nhưng hầu hết đều chứa đựng tro than và di vật khảo cổ thuộc các giai đoạn Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun.

Qua đó cho thấy Đồng Đậu là một di khảo cổ có tầng văn hóa dày, chứa đựng nhiều di vật, là nơi cư trú của con người trong thời gian dài, có nhiều hiện vật.

Căn cứ vào sự khác biệt về chất đá, chất đất và màu sắc cũng như hình dáng và phong cách đồ đá, đồ gốm, đồ đồng, đồ xương trong các tầng văn hóa, di chỉ Đồng Đậu có thể bao gồm 3 tầng văn hóa có đặc trưng riêng biệt.

Tầng sớm: Đồ đá chiếm tỷ lệ cao nhất so với các tầng văn hóa sau đó. Kỹ thuật chế tác đã đạt đến đỉnh cao. Đồ xương khá phong phú chiếm khoảng 10% số hiện vật trong tầng. Đồ gốm cũng thuộc loại gốm thô, song được pha thêm cát hạt nhỏ nên mịn hơn các tầng khác, độ nung thấp hơn so với cá tầng khác. Đồ đồng chưa thấy xuất hiện; chỉ ở phần trên sát với tầng văn hóa giữa mới có vài cục xỉ đồng nhỏ.

Tầng giữa: Đồ đá khá nhiều, nguyên liệu và kỹ thuật chế tác cơ bản giống đồ đá ở tầng văn hóa sớm, song có khác biệt chút ít về kiểu dáng. Hiện vật bằng xương chiếm tới 19% tổng số hiện vật trong tầng; có thêm loại hình mang tính chất trang sức hoặc tín ngưỡng. Đồ gốm dày hơn, độ nung cao hơn nên gốm cứng hơn tầng văn hóa sớm. Đáng lưu ý là đồ đồng đã xuất hiện, với số lượng khá lớn chiếm khoảng 20% số hiện vật trong tầng và trên 50% số di vật đồng thu lượm được ở Đồng Đậu. Kỹ thuật luyện đúc đồng đã đạt trình độ khá cao.

Tầng muộn: Đồ đá có số lượng ít. Đồ gốm có phần tho hơn. Đồ đồng chiếm khoảng 45% tổng số hiện vật thu được trong tầng. Kỹ thuật không ngừng tiến bộ.

Theo thời gian niên đại di chỉ Đồng Đậu có thể chia như sau:

Tầng văn hóa sớm: có đủ đặc trưng của văn hóa Phùng Nguyên. Có nhiều khả năng là chủ nhân của tầng văn hóa sớm Đồng Đậu trong một thời gian dài chưa biết kỹ thuật luyện đồng, chỉ đến giai đoạn cuối mới biết đến kỹ thuật tiến bộ này. Và tầng văn hóa sớm Đồng Đậu có thể tồn tại từ cuối hậu kỳ đá mới đến sơ kỳ thời đại đồng thau.

Tầng văn hóa giữa: Có thể thuộc vào giai đoạn cuối của sơ kỳ thời đại đồng thau hoặc đã bước sang trung kỳ thời đại đồng thau.

Việc xác định niên địa tuyệt đối của di chỉ Đồng Đậu, có kết quả như sau:

- Tầng văn hóa sớm: 3500+100 năm tức khoảng 1470+100 năm trước Công nguyên.

- Tầng văn hóa giữa: 3070 + 100 năm tức khoảng 1095+120 năm trước Công nguyên.

- Tầng văn hóa muộn: 3045 + 100 năm tức khoảng 1120 + 100 năm trước Công nguyên.

Di chỉ Đồng Đậu tồn tại trong khoảng 1000 năm mà niên địa khởi đầu vào khoảng 1500 năm TCN, kéo dài từ giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên, qua văn hóa Đồng Đậu đến văn hóa Gò Mun, tức vào khoảng thế kỷ XV đến thế kỷ VIII TCN, nằm trong quá trình dựng nước của các Vua Hùng.

Qua khảo sát và nghiên cứu, các nhà khoa học dã có những khái quát về cuộc sống thời xưa ở Đồng Đậu.

Điều kiện thiên nhiên ở đây rất thuận lợi cho cuộc sống của con người. Với đất phù sa màu mỡ, lại sẵn ao hồ đầm lầy, gần sông, tiện nước, con người đã định cư lâu dài ở đây và từ những ngày đầu tiên họ đã quen thuộc với nghề làm ruộng. Nghề nông đã có trình độ khá cao và giữ vai trò chủ đạo trong các ngành sản xuất, có thể lúa nước lúa nước là nguồn cung cấp lương thực chính.

Bên cạnh nghề nông, nghề chăn nuôi cũng đã ra đời và dần phát triển từ thấp lên cao. Người Đồng Đậu còn chú ý đến săn bắn và đánh cá.

Bên cạnh nghề nông, thủ công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống. Đó là những nghề làm đá, đan lát…Nghề luyện, đúc đồng ra đời muộn hơn nhưng có ảnh hưởng lớn đến đời sống.

Trên cơ sở đời sống kinh tế ngày một nâng cao, dư dân Đồng Đậu luôn chú ý đến cái đẹp. Nhận thức về cái đẹp rõ nét trên kiểu dáng và hoa văn đồ gốm, trên sự phong phú về số lượng cũng như kiểu dáng khác nhau của đồ trang sức, trong các pho tượng đất đỏ nặn hình bò, gà và đầu người…

Xã hội lúc này vẫn là công xã thị tộc; và với nên kinh tế nông nghiệp lúa nước ra đời, vai trò của người đàn ông đã được đề cao hơn, xã hội có thể thuộc chế độ công xã thị tộc phụ hệ.

Sự phát triển của sức sản xuất ở giai đoạn cuối Đồng Đậu đã đẩy mạnh quá trình phân hóa thành các giai cấp xã hội đưa đến sự tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, để thành lập Nhà nước trong giai đoạn tiếp theo.

Cuối năm 1999, Viện Bảo tàng lịch sự Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa Thông tin – Thể thao tổ chức đợt khai quật thứ 6 trên diện tích 71m2. Kết quả lần này có thêm 2 phát hiện mới:

Ở lớp văn hóa Phùng Nguyên thu thập được nhiều hạt gạo cháy. Đặc biệt, cùng ở lớp văn hóa Phùng Nguyên, phát hiện một bộ xương khá nguyên vẹn của người Việt cổ nằm ở độ sâu 3,20m; ở cánh tay phải còn đeo một chiếc vòng tay bằng đá nguyên. Qua giám định bước đầu của các nhà khoa học: Đây là hài cốt của người đàn ông, cao khoảng 1,56m, độ tuổi 44-45.

Tầm quan trọng của hiện vật Đồng Đậu không chỉ ở số lượng, mà còn làm nên vóc dáng Đồng Đậu là một quá trình phát triển liên tục để đi đến hình thành Nhà nước phôi thai đầu tiên của dân tộc.

….Có thể nói giai đoạn Đồng Đậu là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất ở đây, tầng văn hóa rộng và dày, hiện vật phong phú đa dạng; bên cạnh đó đồ đá, đồ gốm, đồ đồng, đồ xương cũng phát triển.

Như vậy, qua các di chỉ khảo cổ, có thể khẳng định vững chắc hơn: Vĩnh Phúc là một trong những vùng đất cổ, con người đã sinh sống từ cách đây 3500 – 4000 năm.

Bên cạnh những di chỉ khảo cổ học mang ý nghĩa cội nguồn, Vĩnh Phúc cũng là một vùng đất phong phú những di tích lịch sử và di sản văn hóa, tạo nên một nét riêng độc đáo, đầy ma lực.

Giáp với Thủ đô Hà Nội về phía Tây Bắc, Vĩnh Phúc là một trong “tứ trấn” phên giậu của kinh thành Thăng Long xưa, thuộc vùng văn hóa giữa, chuyển tiếp từ khu vực miền núi phía Bắc xuống đồng bằng sông Hồng. Tuy diện tích và dân số không lớn (1.371,4 km2; 1.154.000 người) song tổng quan, Vĩnh Phúc là một chỉnh thể địa – văn hóa ổn định. Về tự nhiên có đủ 3 vùng miền núi, trung du và đồng bằng với núi cao Tam Đảo phía Bắc, sông lớn Hồng Hà phía Tây, đồng bằng màu mỡ phía Nam và Tây Nam. Vĩnh Phúc tự hào là quê hương của Hai Bà Trưng khởi nghĩa, của danh tướng Trần Nguyên Hãn, của lãnh tụ nông dân khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương – Quận Hẻo, anh hùng khởi nghĩa Thái Nguyên – Đội Cấn, Chủ tịch Quốc dân đảng Nguyễn Thái Học cùng hàng trăm nhà khoa bảng, tiến sĩ danh tiếng các triều.

Trên nền tự nhiên – lịch sử - văn hóa ấy, những chứng tích vật thể đình đền chùa miếu còn lại ở Vĩnh Phúc có mật độ đậm đặc, loại hình phong phú và có tính liên tục không cách quãng. Các giá trị văn hóa truyền thống lưu lại thông qua các di tích lịch sử văn hoá đa dạng, góp vai trò quan trọng vào việc thu hút khách du lịch. Toàn tỉnh hiện có 967 di tích lịch sử văn hoá, trong đó 288 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, trong đó nổi bật là cụm di tích Tây Thiên (khu danh thắng Tây Thiên, đền thờ Quốc Mẫu Năng Thị Tiêu, Thiền viện trúc lâm Tây Thiên), tháp Bình Sơn, đền thờ Trần Nguyên Hãn, đình Thổ Tang, cụm đình Hương Canh, chùa Hà Tiên, di chỉ Đồng Dậu... Không chỉ có nền văn hoá vật thể phong phú, Vĩnh Phúc còn có nền văn hoá phi vật thể cũng đa dạng, hấp dẫn có giá trị du lịch cao, đó là các phong tục tập quán, hệ thống các lễ hội, các trò chơi dân gian, văn hoá nghệ thuật, thi ca, ẩm thực…

- Lễ hội đình Cả năm làng Tích Sơn (xã Tích Sơn nay thuộc phường Tích Sơn, thành phố Vĩnh Yên).

- Lễ hội làng Phù Liễn (xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương)

- Lễ hội làng Lũng Ngoại (còn gọi Lũng Khê, xã Lũng Hòa, huyện Vĩnh Tường)

- Lễ hội rước tổ nghề làng Hiển Lễ (xã Cao Minh, thị xã Phúc Yên).

- Miếu Đậu (làng Đậu, xã Định Trung, thành phố Vĩnh Yên)

- Miếu Tam Thánh (còn gọi là miếu Ba Vị hoặc miếu Dốc Dinh, xóm Xuôi Ngành, làng Nội Phật, xã Tam Hợp, huyện Bình Xuyên)

- Đền Bạch Trì (thị trấn Hợp Hòa, huyện Tam Dương)

- Đền Đuông (xã Bồ Sao, huyện Vĩnh Tường)

- Đền thờ Trần Nguyên Hãn (xóm Đa Cai, xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch)

- Đền thờ Hai Bà Trưng (thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh (nay thuộc Hà Nội)

- Đền thờ Đỗ Khắc Chung (còn gọi là miếu cụ Đỗ, làng Quan Tử, xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch)

- Đền Phú Đa (xóm Giếng, xã Phú Đa, huyện Vĩnh Tường)

- Đền Bà (còn gọi là đền Vị Thanh, xã Thanh Trù, thành phố Vĩnh Yên)

- Đền Thính (xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc)

- Phủ thờ quan Thượng Láng Nguyễn Duy Thì (thôn Yên Lan, xã Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên)

- Đình Thổ Tang (xã Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường)

- Đình Hiển Lễ (xã Cao Minh, thị xã Phúc Yên)

- Chùa Báo Ân (phường Trưng Nhị, thị xã Phúc Yên)

- Chùa Ngũ Phúc (phường Tích Sơn, thành phố Vĩnh Yên)

Cửa hàng tại Số 01 Lạc Long Quân, Hùng Vương, Phúc Yên, Vĩnh Phúc được chính thức khai trương vào ngày 23/7/2022. Cửa hàng là một phần trong chuỗi 128+ cửa hàng của Hoàng Hà Mobile trên 56 tỉnh thành.

Vị trí: Cửa hàng của chúng tôi tọa lạc tại một vị trí thuận lợi trong khu vực, nằm ở trung tâm thành phố Phúc Yên. Cửa hàng nằm ngay ngã 4 đối diện Công an Thành phố Phúc Yên, phía bên phải nếu đi từ bến xe TP. Phúc Yên qua.

Sản phẩm trải nghiệm: Cửa hàng có đầy đủ các sản phẩm trải nghiệm từ các thương hiệu điện thoại di động, đến các sản phẩm Laptop, và phụ kiện âm thanh (loa, tai nghe), đồng hồ thông minh, và các phụ kiện khác, chúng tôi tự tin có thể giúp khách lựa chọn đúng sản phẩm quý khách đang quan tâm.

Đội ngũ nhân sự: Chúng tôi tự hào với đội ngũ nhân sự trẻ, được đào tạo bài bản, có chuyên môn cao, và luôn tận tình chăm sóc, tận tâm tư vấn, chúng tôi sẽ giúp quý khách lựa chọn được sản phẩm mà mình thực sự đang tìm kiếm.

Chế độ hậu mãi: Hoàng Hà Mobile cam kết mang đến cho quý khách hàng chế độ hậu mãi tận tâm, đặt khách hàng lên hàng đầu khi mua hàng tại cửa hàng, quý khách sẽ được hỗ trợ 1 đổi 1 lên tới 100 ngày nếu có lỗi phần cứng cho nhà sản xuất; và nhận được chế độ bảo hành chính hãng lên tới 24 tháng. Nếu có bất cứ vấn đề với sản phẩm, quý khách vui lòng mang sản phẩm tới cửa hàng để được kiểm tra, và hỗ trợ đổi mới hoặc bảo hành nhanh chóng. Nếu có bất cứ phản ảnh về chất lượng bảo hành, Quý khách có thể phản ánh tại hotline 19002021 để được hỗ trợ xử lý nhanh chóng.

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vừa bán lẻ điện thoại di động và các sản phẩm công nghệ, cùng ưu điểm về giá bán và các chương trình hậu mãi, đội ngũ nhân sự tận tâm phục vụ, Hoàng Hà Mobile rất mong sẽ có cơ hội được phục vụ Quý khách hàng.

Để biết thêm thông tin và phản ánh chất lượng dịch vụ, quý khách vui lòng gọi số hotline 0899.820.821 hoặc 19002091

Hoàng Hà Mobile Hân hạnh được phục vụ quý khách!