- Du kí là một thể của kí dùng để ghi lại những điều đã chứng kiến trong một chuyến đi diễn ra chưa lâu của bản thân tới một miền đất khác.
Giải quốc phòng an ninh 10 cánh diều | Soạn bài quốc phòng an ninh 10 cánh diều
Danh sách bài giải môn giáo dục quốc phòng và an ninh 10 cánh diều. Các bài học được sắp xếp theo đúng trình tự chương trình sách giáo khoa. Trong mỗi bài đều được giải cụ thể, chi tiết từng câu hỏi. Hi vọng, tech12h.com giúp bạn học tốt hơn môn giáo dục quốc phòng và an ninh 10 cánh diều.
CHỦ ĐỀ 3: MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ PHÒNG THỦ DÂN SỰ
* Nhiệm vụ 1: Khám phá, hoàn thành phiếu học tập
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc thông tin SGK để tìm hiểu về một số quy định về trật tự, an toàn giao thông đường sắt và trả lời câu hỏi Khám phá 3:
Theo em, những hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động đường sắt?
Đại diện một vài HS trình bày câu trả lời và GV chốt lại đáp án dựa trên thông tin SGK và theo Luật Đường sắt (Luật số 06/2017/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 16-6-2017)
- GV cho lớp làm việc nhóm đôi và giao nhiệm vụ cho HS sử dụng kĩ thuật "Lược đồ tư duy" hoàn thành Phiếu học tập 4.3. (Phiếu học tập được đính kèm cuối bài)
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS khai thác thông tin SGK, thảo luận để trả lời câu hỏi của GV và hoàn thành bài tập trong phiếu.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi; đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV mời đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu lần lượt nội dung câu hỏi Câu 4.21, câu 4.22 và Câu 4.23 SBT và yêu cầu HS vận dụng kĩ thuật "Hợp tác" trao đổi, thảo luận và đưa ra câu trả lời.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chú ý SBT, lắng nghe câu hỏi của GV và suy nghĩ nhanh, hợp tác nhóm, trao đổi câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện một số HS đưa ra câu trả lời, một số HS khác nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá các ý kiến của HS và dẫn dắt chuyển sang nội dung tiếp theo.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu tình huống trong hoạt động Luyện tập 2 (SGK tr.27):
Tan học, Hùng và Hưng rủ nhau đi chơi ở đường tàu hỏa, tiện đi tắt về nhà qua lối đi tự mở cắt ngang qua đường tàu. Hai bạn thi đi bộ trên đường ray, sau đó chụp ảnh rồi ngồi chơi cỏ gà. Nghe tiếng còi tàu hỏa, Hùng lấy đá xếp lên đường ray, để xem đá bị nghiền nát khi tàu chạy qua, Hưng nhổ mấy cây hoa để tung lên tàu chào hành khách. Em hãy phân tích những hành vi vi phạm Luật Đường sắt trong tình huống trên.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc tình huống, sử dụng kĩ thuật "Tia chớp" trao đổi và suy nghĩ nhanh xử lí tình huống.
(GV tổ chức cho HS đóng vai, xây dựng tình huống nếu có nhiều thời gian)
-GV khuyến khích HS nhanh chóng đưa ra phương án xử lí .
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện một vài HS xung phong chia sẻ ý kiến của mình.
- GV mời đại diện nhóm khác nhận xét, đưa ra ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá các ý kiến của HS trên cơ sở SGK và tham khảo thông tin: Những hành vi vi phạm Luật Đường sắt gồm: đi chơi ở đường tàu hỏa, đi tắt về nhà qua lối đi tự mở, thi đi bộ, chụp ảnh, chơi chọi gà trên đường ray; xếp đá trên đường ray; tung hoa lên tàu chào hành khách.
3. Một số quy định về trật tự, an toàn giao thông đường sắt
Một số hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đường sắt (theo Điều 9):
- Lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt; tự mở lối đi qua đường sắt, làm sai lệch công trình, hệ thống báo hiệu trên đường sắt; làm che lấp hoặc làm sai lạc tín hiệu giao thông đường sắt.
- Vượt rào, vượt chắn đường ngang, vượt qua đường ngang khi có tín hiệu cấm; vượt rào ngăn giữa đường sắt với khu vực xung quanh. - Xảchất thải không bảo đảm vệ sinh môi trường lên đường sắt; để vật chướng ngại, đổ chất độc hại, chất phế thải lên đường sắt; để chất dễ cháy, chất dễ nổ trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.
- Chăn thả súc vật, họp chợ trên đường sắt, trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt; ném đất, đá hoặc vật khác lên tàu hoặc từ trên tàu xuống.
- Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên đường sắt; đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên nóc toa xe, đầu máy, bậc lên xuống toa xe; đu bám, đứng, ngồi hai bên thành toa xe, đầu máy, nơi nối giữa các toa xe, đầu máy; mở cửa lên, xuống tàu, đưa đầu, tay, chân và vật khác ra ngoài thành toa xe khi tàu đang chạy trừ nhân viên đường sắt, lực lượng chức năng đang thi hành nhiệm vụ.
Những hành vi vi phạm Luật Đường sắt trong tình huống:
+ Lấn chiếm hàng lang an toàn giao thông đướng sắt; tự mở lối đi qua đường sắt.
+ Ném cây hoa lên tàu, lấy đá xếp lên đường ray.
Soạn văn lớp 6 Bài 3: Kí - Cánh diều
Với các bài soạn văn lớp 6 Bài 3: Kí sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn được biên soạn bởi đội ngũ Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm giúp các bạn dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn 6.
- Hồi kí là một thể của kí dùng để ghi chép lại những sự việc, những quan sát, nhận xét và tâm trạng có thực mà tác giả đã trải qua.
+ Tác giả viết về cậu bé Hồng – bản thân mình, tự kể lại về cuộc trò chuyện giữa cậu và người cô, cả giây phút cậu gặp lại mẹ sau bao năm xa cách.
→ Viết như thế để người đọc thấy rõ những ngày tháng thơ ấu ẩn chứa tình cảm mẫu tử thiêng liêng và lên án, chê trách những hủ tục phong kiến làm chia rẽ tình cảm gia đình.
+ Những yếu tố của văn bản cho biết tính xác thực của điều được kể là:
Sự có mặt của các nhân vật người cô trong cuộc trò chuyện với nhân vật tôi, người mẹ trong lần gặp lại.
Thời gian cụ thể: “Ngày giỗ đầu thầy tôi”, “rằm tháng tháng Tám”,…
Địa điểm gặp gỡ: Gần trường học.
Những cảm nhận, quan sát chân thực của tác giả qua những câu chuyện mà tác giả kể lại.
+ Cảm xúc, thái độ của người kể chuyện đối với sự việc và các nhân vật trong đó:
Trong cuộc trò chuyện với người cô: Hồng ghét những lời nói mỉa mai. ruồng rẫy mẹ mình của bà cô; bà cô thì lại luôn tìm cách để bôi nhọ, nói xấu mẹ của Hồng, khiến Hồng phải có những suy nghĩ không tốt về mẹ của mình.
Trong cuộc gặp gỡ lại người mẹ sau bao lâu xa cách: Hồng luôn nhớ thương, yêu da diết, trân trọng đối với người mẹ của mình.
- Đọc trước đoạn trích Trong lòng mẹ; tìm hiểu thông tin về tác giả Nguyên Hồng và hồi kí Những ngày thơ ấu:
+ Tác giả Nguyên Hồng (1918 – 1982) tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định. Trước Cách mạng, ông sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng, trong một xóm lao động nghèo.
Ngay từ tác phẩm đầu tiên, ông viết về những người cùng khổ gần gũi mà ông yêu thương thắm thiết. Sau Cách mạng, ông tiếp tục sáng tác gồm nhiều thể loại: tiểu thuyết, kí, thơ,…
Những tác phẩm chính: Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938), Những ngày thơ ấu (hồi kí, 1938), Trời xanh (tập thơ, 1960),…
Nguyên Hồng được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
+ Hồi kí Những ngày thơ ấu là tập hồi kí kể về tuổi thơ cay đắng của tác giả Nguyên Hồng. Tác phẩm gồm 9 chương, đăng báo năm 1938, in thành sách lần đầu năm 1940.
- Nội dung cần biết để hiểu đoạn trích: Hôn nhân của bố mẹ Nguyên Hồng là cuộc hôn nhân không có tình yêu. Bất chấp mọi thành kiến độc ác của xác hội và của những người trong gia đình về mẹ, cậu bé Hồng sớm hiểu và cảm thông với nỗi đau khổ của người mẹ, hai mẹ con luôn giữ tình mẫu tử sâu sắc.
Câu hỏi trang 52 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Phần 1 cho biết hoàn cảnh của nhân vật “tôi” như thế nào?
Phần 1 cho biết hoàn cảnh của nhân vật “tôi”: cha mới mất gần một năm, mẹ thì ở tận Thanh Hóa để buôn bán sinh sống, cậu sống một mình.
Câu hỏi trang 52 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Phản ứng của nhân vật “tôi” trước lời kể của người cô như thế nào?
Phản ứng của nhân vật “tôi” trước lời kể của người cô:
- Nhận ra ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của người cô, chỉ cúi đầu không đáp.
- Thế nhưng cậu không để ý, không bị ảnh hưởng bởi trong Hồng luôn chất chứa tình thương yêu và lòng kính mến dành cho mẹ.
- Hồng cười và đáp lại rằng không muốn vào Thanh Hóa và cậu tin rằng kiểu gì cuối năm mẹ mình cũng sẽ về.
Câu hỏi trang 53 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Phần 3 kể về việc gì? Đây có phải là nội dung chính của văn bản không? Có liên quan gì đến nhan đề văn bản?
- Phần 3 kể về cuộc gặp gỡ giữa cậu bé Hồng và mẹ sau bao năm xa cách.
- Đây chính là nội dung chính của văn bản.
- Nội dung có liên quan đến nhan đề văn bản Trong lòng mẹ ở chỗ tác giả miêu tả chính xác lại cảm xúc, suy nghĩ khi bản thân mình được ngồi trong lòng mẹ, được mẹ ôm.