Ngành Sư phạm Tiếng Anh đào tạo cho người học những kiến thức về tiếng Anh, khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh tối thiểu bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam, kiến thức kỹ năng về hoạt động giảng dạy để trở thành những cán bộ giảng dạy tại các bậc học, cán bộ quản lý chuyên môn trong lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu tiếng Anh giao tiếp và tiếng Anh sư phạm.
Review ngành Sư phạm Tiếng Anh Đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội (ULIS): Thắp lên tình yêu với ngôn ngữ đến từ “xứ sở sương mù”
Trong bối cảnh Việt Nam dần hội nhập với nền kinh tế thế giới, nhu cầu học tiếng Anh cũng ngày càng gia tăng ở mọi lứa tuổi từ trẻ em, tới học sinh sinh viên, hay cả các nhân viên văn phòng, mở ra cơ hội hấp dẫn cho ngành Sư phạm tiếng Anh. Vậy ngành Sư phạm tiếng Anh tại ULIS có phải một lựa chọn tốt không, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Ngành Sư phạm Tiếng Anh (Nguồn: canva.com)
Sư phạm Tiếng Anh học thế nào?
Với chương trình đào tạo trải dài trong 130 tín chỉ, sinh viên được cung cấp những kiến thức cũng như năng lực chuyên môn theo các nhóm:
+ Kiến thức chung: Chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng HCM, đường lối của ĐCS Việt Nam, khả năng tin học, ngoại ngữ thứ 2 (tối thiểu bậc 3/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam), GDTC, GDQP.
+ Kiến thức theo lĩnh vực: Địa lý thế giới và thể hiện bằng ngôn ngữ Anh, khoa học thống kê, nghiên cứu khoa học về ngành Sư phạm tiếng Anh,…
+ Kiến thức theo khối ngành: Hiểu biết về văn hóa Việt Nam, nắm bản chất của ngôn ngữ, ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa học,… phục vụ cho quá trình học tập, nghiên cứu ngoại ngữ và phát triển chuyên môn nghề nghiệp; hiểu biết về văn hóa – xã hội, nghệ thuật, năng lực tư duy phản biện, hiểu biết lịch sử các nền văn minh thế giới và các nước Đông Nam Á.
+ Kiến thức theo nhóm ngành: Ngữ âm, Âm vị học Tiếng Anh, phát âm chuẩn và có khả năng truyền đạt, sửa lỗi sai cho học sinh; những vấn đề cơ bản của ngữ nghĩa học tiếng Anh; khả năng thuyết trình, phân tích, làm việc nhóm, tranh luận nâng cao vốn từ vựng và kỹ năng tiếng Anh; trình độ tiếng Anh tối thiểu bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam, hoặc trình độ C1 theo Khung tham chiếu Châu Âu.
+ Kiến thức ngành: Kiến thức về tâm lý học trong nghiệp vụ sư phạm; kiến thức về phương pháp luận khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy; hiểu bản chất của quá trình dạy và học ngoại ngữ; nắm rõ bối cảnh, vai trò của việc dạy tiếng Anh tại Việt Nam.
Sinh viên còn được trau dồi những kỹ năng nghề nghiệp phục vụ tốt cho công việc giảng dạy sau này. Là một ngành nghề đặc thù mang sứ mệnh thiêng liêng, ngành Sư phạm tiếng Anh yêu cầu ở các em những phẩm chất đạo đức tốt, gánh vác trách nhiệm ươm mầm cho thế hệ tương lai của tổ quốc, phù hợp với quy chuẩn đạo đức xã hội.
Ngoài ra, khoa Sư phạm tiếng Anh tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa cho sinh viên tha hồ thể hiện bản thân.
Sinh viên Khoa Sư phạm tiếng Anh tham gia hoạt động quyên góp từ thiện (Nguồn: ulis.vnu.edu.vn)
Newbie festival (Lễ hội chào đón tân sinh viên) (Nguồn: ulis.vnu.edu.vn)
Sư phạm Tiếng Anh ra trường làm gì?
Sau khi tốt nghiệp, các em có khả năng đảm nhận công việc giáo viên, cán bộ giảng dạy tại các cơ sở dạy tiếng Anh trong hệ thống giáo dục Việt Nam, hoặc định hướng nghiên cứu khoa học, nghiên cứu ngôn ngữ, quốc tế học liên quan tới ngôn ngữ Anh.
Ngoài ra, sinh viên có thể định hướng học lên bậc cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ thuộc lĩnh vực tiếng Anh, hay tham gia những chương trình hợp tác quốc tế hấp dẫn mà chỉ ULIS-ers mới có cơ hội giành được.
Hy vọng qua bài viết “Review ngành Sư phạm Tiếng Anh Đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội (ULIS): Thắp lên tình yêu với ngôn ngữ đến từ “xứ sở sương mù””, các em đã có thêm động lực để giành quyết tâm theo đuổi nghề nghiệp đầy thiêng liêng này.
Chủ nhiệm bộ môn: Thạc sĩ Vương Thị Thanh Nhàn
Là một trong sáu bộ môn chính của Khoa SPTA, bộ môn Dịch đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên tính đa dạng chuyên môn của khoa.
Hiện tại, Bộ môn có 15 giảng viên, trong đó có 2 nghiên cứu sinh ở nước ngoài, 2 nghiên cứu sinh trong nước, 8 thạc sĩ và 2 giảng viên đang theo học chương trình đào tạo thạc sĩ tại trường ĐHNN. Điểm đáng nói là các giảng viên trong Bộ môn Dịch song song với việc dạy ở trường đều là các biên dịch viên, phiên dịch viên uy tín trong ngành dịch thuật của Việt Nam, được các tổ chức, cơ quan trong và ngoài nước như Ngân hàng Thế giới (WB), UNESCO, Hội đồng Anh (British Council) và các nhà xuất bản mời hợp tác. Chính vì vậy, sinh viên định hướng Biên-Phiên dịch có cơ hội được tiếp xúc và trải nghiệm thực tế tác nghiệp thông qua các hoạt động quan sát hội thảo, tổ chức hội thảo mô phỏng, hay các dự án dịch sách do các giảng viên trong Bộ môn phụ trách.
Bộ môn Dịch hiện đang phụ trách việc xây dựng và giảng dạy 9 môn học (6 môn Bắt buộc và 3 môn Tự chọn) liên quan tới định hướng Biên-Phiên dịch của ngành Ngôn ngữ Anh: Biên dịch (Kì 5); Phiên dịch, Biên dịch Nâng cao, Lý thuyết dịch (Kì 6), Phiên dịch Nâng cao, Biên dịch Chuyên ngành, Phiên dịch Chuyên ngành, Nghiệp vụ Biên-Phiên dịch và Đánh giá Bản dịch (Kì 7). Ngoài ra, Bộ môn Dịch cũng là nơi chịu trách nhiệm chính về Chương trình Thực tập Nghiệp vụ của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh thuộc các định hướng trong Kì 8.
Bộ môn Dịch cũng phối hợp với Bộ môn CLC tuyển chọn sinh viên cho chương trình đào tạo Chất lượng cao của ngành Ngôn ngữ Anh, định hướng Biên-Phiên dịch. Hiện, hai bộ môn cũng đang tích cực thiết kế và xây dựng các môn học tích hợp kĩ năng dịch cơ bản vào chương trình thực hành tiếng của hai năm đầu khóa học, tạo bước chuyển tiếp hiệu quả cho sinh viên.