Để nâng cao hiệu quả học toán chia lớp 3 của trẻ, dưới đây là một số bài tập mà bố mẹ có thể cho con luyện tập tại nhà:
Toán lớp 3 phép chia có dư là gì?
Trong chương trình học toán lớp 3, trẻ sẽ được làm quen với kiến thức phép tính chia. Trong đó có 2 dạng là phép chia hết và phép chia có dư.
Phép chia có dư: 7 : 3 = 2 dư 1
Bài tập vận dụng phép chia có số dư
Để làm tốt các bài tập của dạng toán lớp 3 phép chia có số dư này, các em cần ghi nhớ các kiến thức trọng tâm, nắm được phương pháp giải đối với từng loại bài tập.
Sau đây là một số bài toán từ cơ bản đến nâng cao để phụ huynh, học sinh cùng tham khảo.
Bí quyết học toán lớp 3 phép chia có dư cho bé
Đối với cách làm phép chia có dư lớp 3 là một kiến thức khá khó. Vậy nên, để giúp bé học kiến thức này tốt hơn, bố mẹ có thể áp dụng ngay bí quyết mà Monkey chia sẻ ngay sau đây nhé.
Phương pháp làm dạng bài: tìm số chia trong phép chia có dư
2.2 Phương pháp làm dạng bài: tìm số bị chia trong phép chia có dư
Cách dạy toán chia lớp 3 thông minh bằng sơ đồ tư duy
Vậy làm sao để giúp bé tiếp thu kiến thức mà không bị nhàm chán? Chỉ là việc bạn hãy cùng bé tạo ra những sơ đồ tư duy đầy màu sắc mà trong đó hệ thống đủ các công thức. Bên cạnh đó, cách học thông qua các khung trong sơ đồ sẽ hỗ trợ con vừa làm bài vừa xem công thức làm tăng khả năng ghi nhớ tốt hơn.
Với cách tính phép chia lớp 3 có dư bé có thể phân chia thành nhiều nhánh khác nhau theo các dạng bài tập để từ đó luyện tập theo từng khung sơ đồ đó, thay vì học lộn xộn sẽ dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ hơn.
Dạng bài tập phép chia có dư nâng cao.
Bài 1: Tìm y trong phép chia, có số bị chia là số lớn nhất có 2 chữ số, thương bằng 6 và số dư kém thương 3 đơn vị
Bài 2: Tìm y trong phép chia, có số chia là 12, thương là 14 và biết số dư là số lớn nhất có thể có trong phép chia
Bài 3: Cho một số biết số đó chia cho 8 thì được thương là 42 và dư 2. Nếu lấy số đó chia cho 7 thì được kết quả là bao nhiêu?
Bài 4: Nếu hôm nay là thứ 4 thì 97 ngày sau là thứ mấy?
Bài 5: Một xe khách cỡ vừa có thể chở 30 hành khách, một xe bus cỡ nhỏ có thể chở 8 hành khách, một xe khách cỡ lớn có thể chở được 52 hành khách. Hỏi cần bao nhiêu xe bus cỡ lớn để chở tất cả hành khách của 8 xe bus cỡ nhỏ đầy hành khách và 13 xe bus cỡ vừa đầy hành khách (đề thi Olympic Đông Nam Á)
Bước 1: tìm số bị chia và số dư
Biết số chia = (số bị chia - số dư) : thương
Số bị chia là số lớn nhất có hai chữ số nên số bị chia là 99
Số dư kém thương 3 đơn vị nên số dư = 6 - 3 = 3
Biết số bị chia = (số chia x thương) + số dư
Số dư là số lớn nhất có thể trong phép chia mà số dư phải nhỏ hơn số chia nên số dư = số chia - 1 = 12 - 1 = 11
Với thương là 14, số chia là 12, số dư là 11.
Vây số bị chia = (12 x 14) + 11 = 179
Số bị chia = (Số chia x thương) + số dư
Thực hiện phép chia cho số mới theo đề bài.
Theo đề bài cho ta có thương là 42, số chia là 8, số dư là 2
Vậy số bị chia = (8 x 42) + 2 = 338
Nếu lấy 338 chia cho 7 ta được kết quả là 338 : 7 = 46 và dư 2
Đối với dạng bài này ta lấy số ngày bài cho rồi chia cho 7 (7 là số ngày của 1 tuần). Nếu kết quả của phép chia là số dư thì ta nhẩm thêm vào thứ mà bài hỏi.
Số ngày bài cho là 97, nên 97 : 7 = 13 (tuần) và dư 6 ngày
Biết hôm nay là thứ 4 chúng ta đếm thêm 6 lần bắt đầu từ thứ 5 thì được sau 97 ngày là thứ mấy. kết quả là thứ 3
Bước 1: tính được số khách trên 8 xe bus cỡ vừa và 13 xe bus cỡ nhỏ
Bước 2: tính tổng số hành khách trên 2 xe bus cỡ nhỏ và vừa
Bước 3: Lấy tổng số hành khách đó chia cho số khách tối đa mà xe khách cỡ lớn có thể chở
Số khách nhiều nhất mà xe bus cỡ vừa có thể chờ là: 13 x 30 = 390 (hành khách)
Số khách nhiều nhất mà xe bus cỡ nhỏ có thể chở là: 8 x 8 = 64 (hành khách)
Tổng số hành khách của hai xe bus cỡ vừa và nhỏ là: 390 + 64 = 454 (hành khách)
Mà xe bus cỡ lớn chở được nhiều nhất là 52 hành khách nên số xe bus cần để chở hết 454 hành khách trên là: 454 : 52 = 8 xe và dư 38 hành khách
Vậy để chở hết 454 hành khách cần 8 xe 52 chỗ chở đầy hành khách và cần thêm 1 xe để chở 38 hành khách còn lại
Ngoài nội dung toán lớp 3 phép chia có số dư, phụ huynh và con theo dõi vuihoc.vn để học thêm những bài học hay và thú vị!
Một số dạng bài tập toán vận dụng thường gặp
Để các em học toán lớp 3 chia số có hai chữ số cho số có một chữ số thông qua các phương pháp trên, ba mẹ có thể tham khảo qua một số M dạng bài tập toán thường gặp giúp trẻ dễ dàng hình dung hơn dưới đây nhé.
Ở dạng này, bé sẽ được làm quen với việc chia số có hai đến ba chữ số và có dư. Thông qua các bài tập sau, trẻ dễ dàng thành thạo được cách chia mà không cần dùng đến công thức. Cụ thể như sau:
Xem thêm: Hướng dẫn cho con học toán lớp 3 tại nhà dễ dàng mang lại hiệu quả vượt trội
Không chỉ xuất hiện ở cách dạy phép chia có dư lớp 3, dạng toán tìm ẩn x sẽ xuất hiện rất nhiều trong toán học ở các lớp lớn. Vì thế, bạn nên cho bé làm quen cách tìm ẩn dựa vào quy tắc tính số chia hoặc số bị chia đã trình bày trên để tính toán chính xác.
Áp dụng công thức: Tìm số bị chia = (số chia x thương) + số dư
Áp dụng công thức: Tìm số chia = (số bị chia – số dư) : thương
Nếu bé nhà bạn đã tiếp thu tốt hai dạng trên, bạn nên hướng con đến những bài phép tính chia có dư lớp 3 khó hơn để tạo cho bé lối tư duy để học toán. Tuy nhiên, ở các dạng này ba mẹ không nên đòi hỏi ở con quá nhiều để tránh gây áp lực cho bé.
Ví dụ: Hãy tìm y trong phép chia với số bị chia là số lớn nhất có 2 chữ số, thương bằng 6 và số dư sẽ kém thương 3 đơn vị.
Cách giải như sau: Theo đề, số bị chia là số lớn nhất nên chính là số 99. Thương là 6 và số dư kém thương 3 đơn vị nên là: 6 - 3 = 3. Vậy số chia là (99 - 3) : 6 = 16.
Nguyên tắc vàng khi làm phép chia có dư lớp 3 mà bé cần nhớ
Đầu tiên, cách dạy toán lớp 3 phép chia có dư là cho bé tiến hành từng phép chia, dựa vào kết quả và tìm ra những phép chia có cùng số dư. Nguyên tắc này sẽ giúp trẻ rà soát kỹ hơn về kết quả của một bài toán.
Ví dụ: 37 : 2 = 18 (dư 1 ); 64 : 5 = 12 (dư 4); 73 : 8 = 9 (dư 1). Do vậy, phép chia 37 : 2 và 73 : 8 có cùng số dư là 1. Từ phép chia, bé có thể dễ dàng tổng hợp số dư giống nhau hơn.
Một dạng toán thứ 2 mà trẻ cần nắm rõ chính là bài toán lớp 3 tìm ẩn x hoặc y. Khi giải các bài tập tìm ẩn, bé phải nắm quy luật tìm số bị chia và tìm số chia. Chẳng hạn:
Bài toán này đi theo nguyên tắc:
Ngoài ra, ba mẹ cần cho bé nắm những nguyên tắc căn bản khác như: Phép chia có dư là phép chia có số dư khác 0 và lúc nào số dư cũng nhỏ hơn số chia. Bên cạnh đó, trẻ cũng cần phải học các công thức khi tìm số bị chia hay số chia và nhớ rằng: Số bị chia luôn lớn hơn số chia.