Trong đơn gửi đến Cục thi hành án dân sự TP.HCM (THADS), bà Trương Mỹ Lan lên tiếng về các tài sản. Theo đó, đối với một số tài sản không liên quan đến vụ án, không bị thế chấp hoặc kê biên, cùng với các tài sản mà bạn bè cho mượn để bán, chuyển nhượng nhằm huy động thêm nguồn lực khắc phục hậu quả, bà mong muốn cho phép gia đình chủ động tìm kiếm đối tác, khách hàng để tiếp tục phát triển hoặc chuyển nhượng.
Sự nghiệp đáng nể của nhà báo Quang Minh
BTV Quang Minh (sinh năm 1976) từng là sinh viên Học viện Ngoại giao. Anh đã ghi dấu trong lòng khán giả truyền hình nhờ sở hữu gương mặt điển trai cùng giọng nói trầm ấm, phong thái đĩnh đạc, chừng mực. Điều này đã tạo nên "thương hiệu" riêng của nhà báo Quang Minh và giúp anh được nhiều khán giả cả nước yêu quý, gọi anh là "người đàn ông Thời sự".
Nhà báo Quang Minh sở hữu gương mặt điển trai cùng giọng nói trầm ấm ghi dấu trong lòng khán giả. (Ảnh: Báo điện tử VTV)
Từ năm 2016, nhà báo Quang Minh đã thôi xuất hiện trên bản tin Thời sự 19h. Dù bận rộn với công tác quản lý trên cương vị Phó Trưởng ban Thời sự, anh vẫn tiếp tục gặp gỡ khán giả qua chương trình Vấn đề hôm nay, Đối thoại chính sách phát sóng trên kênh VTV1.
Sau đó, nhà báo Quang Minh chính thức rời Ban Thời sự và đảm nhận chức Giám đốc Trung tâm Tin tức VTV24 kể từ ngày 18/4/2017.
Hình ảnh nhà báo Quang Minh hồi mới vào nghề. (Ảnh: TL)
Mới đây, nhà báo Lê Quang Minh (Giám đốc Trung tâm sản xuất nội dung số Đài Truyền hình Việt Nam) được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Giám đốc Truyền hình Quốc hội Việt Nam. Quyết định bổ nhiệm có hiệu lực từ ngày 5/11. Chia sẻ tại buổi lễ khi đảm nhận vai trò mới, nhà báo Quang Minh cho biết đây là vinh dự, trọng trách lớn đối với anh sau 23 năm phát triển và trưởng thành tại Đài Truyền hình Việt Nam.
Nhà báo Quang Minh nhận định, trong công cuộc chuyển đổi số hiện nay, Truyền hình Quốc hội đứng trước cơ hội phát triển lớn, đồng thời cũng đối mặt thách thức. Anh nhấn mạnh sẽ nỗ lực hết mình, vận dụng tối đa kinh nghiệm truyền hình để đưa Truyền hình Quốc hội phát triển lên tầm cao mới.
Nhà báo Lê Quang Minh được bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc Truyền hình Quốc hội Việt Nam. Ảnh VPQH
Ngoài sự nghiệp ngày càng thăng tiến, nhà báo Quang Minh có cuộc sống đời tư khá kín tiếng. Trước khi làm Tổng giám đốc Truyền hình Quốc hội Việt Nam, anh kết hôn cùng nữ nhà văn Linh Lê (tên thật Nguyễn Huyền Linh) vào tháng 9/2017. Đám cưới của nhà báo Quang Minh và nhà văn Linh Lê diễn ra tại một khách sạn lớn ở Hà Nội. Vì không muốn gây chú ý nên lễ cưới của cặp đôi chỉ có người thân, gia đình và bạn bè, đồng nghiệp thân thiết.
Bà xã của nhà báo điển trai Quang Minh là con gái cố nhà văn Đà Linh (Nguyễn Đức Hùng) - người được bạn bè quý trọng, coi là "người làm sách tử tế" trong giới văn chương.
Nhà báo Quang Minh có cuộc sống hôn nhân kín tiếng. (Ảnh: TL)
Bà xã của nhà báo Quang Minh từng ra mắt nhiều tác phẩm được khán giả và giới chuyên môn đánh giá cao như: Không khóc ở Kuala Lumpur, Mùa mưa ở Singapore, Người tình Sài Gòn...
Trên trang cá nhân, vợ chồng nhà báo Quang Minh đều ít cập nhật hình ảnh mới. Đến cuối năm 2019, bà xã của nhà báo Quang Minh lần đầu công khai hình ảnh của cậu con trai đầu lòng và một số khoảnh khắc đời thường. Được biết, hiện tại bà xã của nhà báo Quang Minh ngoài dành nhiều thời gian để chăm sóc gia đình nhỏ, cô vẫn duy trì khả năng viết lách.
Bà Trương Mỹ Lan: "Các anh ở Ngân hàng Nhà nước đã trấn an tôi an tâm"
HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng 11/3, TAND TP HCM bắt đầu xét hỏi bà Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) về các hành vi sai phạm tại Vạn Thịnh Phát và SCB.
Trả lời thẩm vấn, bà Trương Mỹ Lan cho rằng cáo trạng không đúng hành vi của bà. Bà Lan phủ nhận nội dung không có vị trí nhưng nắm 91% cổ phần SCB. Bà Lan cho rằng trong quá trình điều tra, có lúc bà khai đúng, có phần khai chưa đúng và bà chưa bao giờ xác nhận nắm giữ 90%
Bà Lan cho rằng chỉ sở hữu 5% cổ phần của SCB, còn lại là của người thân, bạn bè trong và ngoài nước.
Theo chủ tọa, cáo trạng không nói "bị cáo khai nhận sở hữu 91,5% cổ phần SCB" mà cáo trạng đã căn cứ vào tài liệu, chứng cứ thu thập được, xác định bị cáo sở hữu từng đó. Tuy nhiên, bà Lan vẫn cho rằng chỉ có hơn 4,9%, sau này (năm 2022) có thêm hai con gái của bà sở hữu mỗi người 5%, bạn bè nước ngoài 30% và bạn bè trong nước hơn 30%.
"Bà giải thích thế nào về việc tất cả những người nắm cổ phần về mặt pháp lý đều xác nhận là đứng tên giùm Trương Mỹ Lan?".
Bà Lan cho rằng "những người đang quản lý cổ phần họ không biết mặt tôi”. Những người đứng tên này không có việc làm thì được Tạ Chiêu Trung nhờ đứng tên vì người nước ngoài không thể đứng tên góp vốn được. Bạn bè tôi là Việt kiều Canada, Việt kiều Úc, Việt kiều Mỹ. Bạn bè thấy tôi nên tin tưởng.
thì tôi bảo lãnh chứ không phải của tôi.
"Không phải biết Trương Mỹ Lan mới là đứng giùm Trương Mỹ Lan. Những người đứng tên cổ phần đều khai đứng tên cho Trương Mỹ Lan", chủ tọa chất vấn.
"Xin hội đồng xét xử cho tôi nói về cổ đông nước ngoài. Những người này trước đây chỉ vào giúp SCB thôi, không có mục đích gì khác, lúc đầu tôi ra sức thuyết phục họ, giờ làm sao tôi nhớ nổi hết là nhà đầu tư nào, công ty nào… Trước khi hợp nhất 3 ngân hàng vào ngày 1/1/2012, tôi được động viên từ một số lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước nhờ tôi kêu gọi cổ đông 3 ngân hàng đừng quậy phá, vì 3 ngân hàng khác nhau, lãnh đạo khác nhau, nhờ tôi bằng mọi giá phải kêu họ tiếp tục hợp nhất. Tiếp theo Ngân hàng Nhà nước nhờ tôi phải đi kêu gọi bạn bè đầu tư, để làm sao phải nắm số cổ phần trên 65%, nhóm này góp tiếng nói cùng bị cáo để hợp nhất thành công. Lúc đầu tôi từ chối nhiều lần vì tôi không có nghiệp vụ ngân hàng, các anh ở Ngân hàng Nhà nước đã trấn an tôi an tâm, vì tôi có tiếng nói, uy tín với các cổ đông”, bà Lan nói.
Bà Lan nói được yêu cầu nhóm bạn bè phải chiếm trên 65% cổ phần và phải kêu gọi
thì mới dễ thành công. Đồng thời, bà cũng được yêu cầu cho mượn tài sản đưa vào cơ cấu ngân hàng.
“Tôi rất là buồn vì không nghĩ tôi có ngày hôm nay", bị cáo Trương Mỹ Lan khóc.
Không đồng tình với cách giải thích của bà Lan, chủ tọa cho rằng:
"Không có một công thức nào là phải biết Trương Mỹ Lan là ai mới đứng tên giúp được. Những người này đều khẳng định đứng giúp bị cáo, còn các cổ đông nước ngoài này có phải đứng tên cổ phần của bị cáo hay không tòa sẽ đánh giá".
Chủ tọa hỏi bị cáo suy nghĩ gì về việc tất cả các bị cáo tại phiên tòa đều khai làm theo chỉ đạo của
, kể cả các bị cáo làm trong cơ quan thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước?
Bà Lan cho rằng các bị cáo khác khai không đúng.
"Hôm trước, ông Nguyễn Văn Thùy (phó trưởng ban kiểm tra, giám sát nội bộ Agribank (nguyên phó trưởng ban giám sát tổng hợp, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia) nói rất rõ đến hôm đọc cáo trạng mới biết. Cậu ấy có biết mặt tôi đâu mà nói chỉ đạo", bà Lan nói.
Bà Lan cũng khẳng định nếu thân tín, thì không thể làm vài tháng, một năm rồi nghỉ.
Về cáo buộc đưa người thân tín vào SCB nắm giữ các chức vụ quan trọng, bà Lan khẳng định những người ở SCB không phải thân tín của mình.
"Tất cả người ở SCB đều không phải người thân tín của tôi, nếu thân tín của tôi thì không thể làm mấy tháng một năm rồi nghỉ, kể cả bà Nguyễn Thị Thu Sương, Lê Khánh Hiền, Võ Tấn Hoàng Văn. Võ Tấn Hoàng Văn là tổng giám đốc một năm gặp tôi không được bao nhiêu lần, một Tổng giám đốc SCB tại sao không dám nói sự thật", bà Lan nói.
Gần 10 giờ ngày 3-12, TAND Cấp cao tại TP HCM bắt đầu tuyên án đối với bị cáo Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, cùng 47 đồng phạm.
Cấp xét xử phúc thẩm cho biết, ban đầu bà Lan kháng cáo toàn bộ nội dung vụ án nhưng sau đó đã thay đổi, kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
HĐXX nhận định đây là vụ án có tính chất tổ chức chặt chẽ, trong đó bị cáo Trương Mỹ Lan đóng vai trò chủ mưu, trực tiếp đề ra chủ trương và chỉ đạo các đồng phạm thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Các bị cáo trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát, làm việc tại SCB, đã lập ra hàng loạt hồ sơ vay vốn giả để rút ra số tiền khổng lồ, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngân hàng.
Cụ thể, từ ngày 1-1-2012 đến 31-12-2017, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lập 368 khoản vay khống, chiếm đoạt số tiền lên đến hơn 64.000 tỉ đồng từ SCB, sử dụng vào các mục đích cá nhân. Tiếp đó, từ ngày 9-2018 đến 7-10-2022, bà Lan tiếp tục chỉ đạo lập thêm 916 hồ sơ vay giả, rút số tiền khổng lồ hơn 304.000 tỉ đồng từ ngân hàng này.
Bên cạnh đó, để che đậy tình trạng tài chính yếu kém và các sai phạm trong hoạt động cấp tín dụng của SCB, Trương Mỹ Lan đã trực tiếp tiếp xúc và trao đổi với Đỗ Thị Nhàn, trưởng đoàn thanh tra, nhằm thực hiện các hành vi hối lộ. Cụ thể, bà Lan đã chỉ đạo Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng Giám đốc SCB, thực hiện 4 lần đưa hối lộ với tổng số tiền 5,2 triệu USD cho Đỗ Thị Nhàn, để đảm bảo SCB có thể tiếp tục tái cơ cấu và duy trì các hoạt động tín dụng.
HĐXX đánh giá để giúp bị cáo Lan chiếm đoạt tiền, gây thiệt hại cho SCB, các bị cáo từng là lãnh đạo, cán bộ cao cấp của SCB đã thực hiện thủ đoạn cấp tín dụng ngược.
Cụ thể, sau khi nhận chỉ đạo từ Trương Mỹ Lan về nhu cầu sử dụng tiền, các bị cáo từng là lãnh đạo của SCB thống nhất chủ trương, phân bổ chi nhánh thực hiện. Sau đó, Nguyễn Phương Anh chỉ đạo nhân viên tìm người đứng tên thành lập các pháp nhân hoặc thông tin cá nhân để SCB làm phương án vay vốn.
Đồng thời, Nguyễn Phương Anh liên hệ Đặng Phương Hoài Tâm để lấy thông tin như tên công ty, địa chỉ trụ sở để Nguyễn Phương Anh chỉ đoạ nhân viên thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp tại cơ quan chức năng. Bị cáo Tâm cũng là người quản lý toàn bộ pháp nhân, cá nhân tham gia góp vốn cũng như tài sản đảm bảo của bị cáo Lan để tránh sự trùng lập, chồng chéo gây nghi ngờ khi hồ sơ vay vốn bị kiểm tra.
Toàn bộ thông tin được chuyển cho SCB để làm hồ sơ vay vốn sau đó chuyển lại cho Nguyễn Phương Anh để chuyển cho các cá nhân, pháp nhân đứng tên ký hoàn tất. Sau khi tiền giải ngân về tài khoản bị cáo Nguyễn Thị Mỹ Dung thông báo để Nguyễn Phương Anh biết nhằm liên hệ với Hồ Bửu Phương để lên phương án giải quỹ bằng thủ đoạn ký các hợp đồng hứa chuyển nhượng cổ phần. Hành vi của các bị cáo thể hiện sự câu kết chặt chẽ, tổ chức phân công nhiệm vụ rõ ràng.
Ngoài ra, khi thực hiện các bị cáo còn dùng thủ đoạn tinh vi nhằm che dấu sự thanh, kiểm tra của các cơ quan năng. Cụ thể, các công ty sau khi thành lập đều được mua số điện thoại liên lạc, giao cho các nhân viên lễ tân thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát quản lý, trực điện thoại và trả lời khi có người liên lạc xác minh, trung bình mỗi nhân viên được giao quản lý khoảng 70 điện thoại di động có gắn sim điện thoại của từng công ty, quá trình điều tra các nhân viên này đã giao nộp lại; dùng thủ đoạn lập hợp đồng hứa chuyển nhượng cổ phần lòng vòng làm phương án giải quỹ nhằm cắt đứt dòng tiền, gây khó khăn trong điều ra khi bị phát hiện đồng thời còn tránh việc truy thu thuế của các cơ quan thuế; dùng thủ đoạn bán nợ đối với các khoản vay đã được tái cơ cấu nhiều lần để hạch toán ngoại bảng nhằm nới room tín dụng, tiếp tục rút tiền bằng hình thức cho vay đồng thời tránh sự kiểm tra đối với các khoản vay trên.
Đối với bị cáo Trương Huệ Vân và Dương Tấn Trước tham gia giúp sức với vai trò là người thực hiên trong khâu cung cấp pháp nhân đứng tên vay vốn trong cùng một đợt giải ngân. Mặc dù biết mục đích vay bốn là theo chỉ đạo của bà Lan nhưng các bị cáo chỉ tham gia 1 số hồ sơ nhất định, trong thời gian ngắn, không tham gia vào các khâu giải quỹ, che giấu dòng tiền giải ngân và việc hợp thức nhằm qua mặt các cơ quan chức năng.
Xem xét vai trò của bị cáo Lan, hậu quả hành vi phạm tội đã gây ra, TAND Cấp cao tại TP HCM đã tuyên phạt tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan tử hình về các tội danh "Tham ô tài sản", "Đưa hối lộ" và "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng".
Hành vi của Trương Mỹ Lan là đặc biệt nghiêm trọng, cùng lúc thực hiện ba hành vi nghiêm trọng, làm mất niềm tin của khách hàng gửi tiền tại SCB, gây thiệt hại nghiêm trọng đến nền kinh tế.
HĐXX xét thấy mặc dù bị cáo Lan có ý thức khắc phục hậu quả vụ án, số tiền của bị cáo và các cá nhân nộp khắc phục hậu quả vụ án đến nay là hơn 200.000 tỉ đồng. Đồng thời bị cáo cũng tự nguyện xử lý các tài sản như hơn 400 mã tài sản bảo đảo cho các khoản vay chưa được định giá, dự án 6A Bình Chánh… Tuy nhiên, HĐXX xác định các tài sản này chưa được cơ sở pháp lý để xác định giá trị. Do đó, chưa đủ căn cứ để HĐXX xác định giá trị tài sản khắc phục hậu quả là tỉ ¾ tài sản tham ô tại quy định của Bộ Luật Hình sự và Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao.
Tuy nhiên, cấp phúc thẩm của ghi nhận tại phiên xử phúc thẩm, bị cáo Lan thể hiện sử ăn năn hối cải, nhận thức sâu sắc về nhận thức, thông qua phương án khắc phục hậu quả đã trình bày. Đây là tình tiết giảm nhẹ mới được ghi nhận. Tuy nhiên, xét tổng thể thiệt hại vụ án đặc biệt lớn, tội phạm bị cáo gây ra đặc biệt nghiêm trọng nên không có cơ sở giảm nhẹ hình phạt về tội "Tham ô tài sản" và tội "Đưa hối lộ".
HĐXX nhấn mạnh, căn cứ Bộ Luật Hình sự, nếu sau khi bị kết án, bị cáo nộp lại ít nhất ¾ tài sản tham ô và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trước thì có thể được cơ quan chức năng xem xét chuyển hình phạt tử hình sang chung thân.
Từ những phân tích nêu trên, HĐXX tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan 16 năm tù về tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng"; 20 năm tù về tội "Đưa hối lộ" và án tử hình về tội "Tham ô tài sản".
HĐXX đang tiếp tục tuyên án đối với các bị cáo đồng phạm.
(Chinhphu.vn) - Tòa án nhân dân TPHCM tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan tử hình về tội Tham ô tài sản; 20 năm về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; 20 năm tù về tội Đưa hối lộ. Tổng hợp hình phạt chung là tử hình. Tòa cũng tuyên án tù chung thân 04 bị cáo, các bị cáo còn lại nhận mức án từ 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo đến 20 năm tù.