Nguồn gốc: Giống bản địa ở Viêt Nam
Wechat/ Zalo / Viber / WhatApp / Skype /Line: (+84) 37 292 4540
Galaxy M34 5G sở hữu camera selfie 13MP. Phía sau là bộ 3 camera với camera chính độ phân giải lên đến 50MP. Cảm biến lớn nên chúng giúp thu sáng tốt, ghi lại nhiều chi tiết của chủ thể cũng như cảnh vật xung quanh cho bức ảnh thực sự rõ nét. Camera 50MP còn sở hữu khả năng chống rung quang học OIS cho phép bạn ghi lại những video chất lượng, ổn định.
Cùng với đó là camera góc siêu rộng 8MP bắt toàn cảnh và camera cận cảnh 2MP giúp bạn bắt rõ những chi tiết nhỏ. Ghi lại mọi khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc sống với độ sắc nét hoàn hảo dù là chụp ảnh toàn cảnh, cận cảnh hay ảnh chân dung của chính mình với Galaxy M34 5G.
( 5 điểm) Từ “Vầng thái dương” ý muốn nói sự vật nào: a. Bầu trời xanh trong. b. Ánh nắng mặt trời. b. Những sắc cầu vồng. d. Mặt trời. 6. ( 5 điểm)Từ “Vạt” trong câu “Những vạt xanh chợt hé trên bầu trời loang rất nhanh, phút chốc choáng ngợp hết cả.”, mang nghĩa gì? c. Nghĩa gốc b.Nghĩa chuyển. c. Cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển. d.Không phải các ý trên. 7 . ( 5 điểm) Câu “Chiếc áo choàng đục trắng mà bầu trời đang khoác dầm dề cả tháng nay đã bị cuốn phăng đi.”. Viết từ thích hợp vào chỗ chấm trong câu sau: Câu trên tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật………...................................
Xuất khẩu da giày là điểm sáng của nền kinh tế.
Xuất khẩu xanh là xu hướng tất yếu
Là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu giày dép xuất khẩu đi Mỹ, Nhật, thời gian qua, Công ty TNHH MTV Catlongs đã và đang từng bước thực hiện chuyển đổi sản xuất để đáp ứng yêu cầu của các thị trường. Bà Kiều Thị Tâm Anh, Giám đốc công ty cho biết, để hướng tới xuất khẩu xanh, công ty đã sử dụng nguyên liệu tái chế để sản xuất các sản phẩm giày dép. Đặc biệt, các sản phẩm đế giày làm từ vỏ trấu, vỏ đậu phộng của công ty đã được xuất khẩu đi châu Âu trong nhiều năm qua. Việc tăng cường xuất khẩu xanh đã và đang giúp doanh nghiệp giữ được đơn hàng từ thị trường Mỹ, Nhật, vốn là các thị trường có đòi hỏi rất cao về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
Xu hướng sản xuất của Công ty TNHH MTV Catlongs là xu hướng chung của các doanh nghiệp da giày hiện nay để giữ được kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu da giày là điểm sáng của xuất nhập khẩu hàng hóa thời gian qua. Theo Tổng cục Hải quan, tính chung trong 8 tháng năm 2024, xuất khẩu giày dép các loại là 14,95 tỷ USD, tăng 11,9% (tương ứng tăng 1,59 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ là 5,58 tỷ USD, tăng 17,1%; EU (27 nước) là 3,63 tỷ USD, tăng 14,3%; Trung Quốc là 1,32 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.
Hiện nay, Việt Nam là nước sản xuất giày dép đứng thứ 3 trên thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ, và đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu. Việt Nam có khoảng hơn 1.000 nhà máy sản xuất giày và tạo công ăn việc làm cho khoảng 1,5 triệu nhân công, đóng góp khoảng 8% GDP của cả nước.
Tuy nhiên, xuất khẩu da giày đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Nếu như trước đây, các hoạt động về phát triển bền vững chủ yếu do khách hàng đưa ra và mang tính khuyến khích, thì ngày nay đã được luật hóa thông qua chính sách được ban hành từ Chính phủ của các quốc gia nhập khẩu sản phẩm da giày lớn.
Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày, Túi xách Việt Nam (Lefaso) cho rằng, thách thức lớn nhất với ngành da giày lúc này là đáp ứng các quy tiêu chuẩn mới mà nhiều quốc gia nhập khẩu giày dép lớn đưa ra, đó là tính bền vững trong sản xuất, yêu cầu về trách nhiệm xã hội...
Cần nhanh chóng “xanh hoá” xuất khẩu da giày.
Điển hình như thị trường EU, từ tháng 3/2024, thị trường này đã bắt đầu đưa ra các yêu cầu mới như thiết kế sinh thái với các thiết kế bền vững, truy xuất và minh bạch chuỗi cung ứng. Những chính sách thay đổi của thị trường nhập khẩu sẽ có tác động mạnh mẽ tới các doanh nghiệp trong ngành.
Nhanh chóng đáp ứng nhu cầu thị trường
Trong bối cảnh các thị trường nhập khẩu yêu cầu cao hơn về tính bền vững, minh bạch của sản xuất, bà Xuân nhấn mạnh: "Doanh nghiệp cần nhanh chóng cải thiện và minh bạch thông tin chuỗi cung ứng sản phẩm của mình bắt đầu từ khâu nguyên liệu, sản xuất bền vững hướng đến kinh tế tuần hoàn, bảo đảm trách nhiệm với xã hội và môi trường".
Thêm đó, để nâng cao tính chủ động trong tiếp nhận đơn hàng xuất khẩu có giá trị cao là cải thiện khả năng cung ứng nguyên phụ liệu.
Ngày 29/12/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 (theo Quyết định số 1643/QĐ-TTg).
Theo đó, da giày được xác định là một trong các ngành xuất khẩu chủ lực của đất nước; có sản phẩm chất lượng, cạnh tranh trên thị trường thế giới, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước; giữ vững vị trí thứ 2 trong nhóm các quốc gia sản xuất và xuất khẩu sản phẩm da giày hàng đầu thế giới.
Mục tiêu đến năm 2030, tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép, túi xách đạt 38-40 tỷ USD. Đến năm 2035, ngành sẽ phát triển hiệu quả và bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn; hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất trong nước; tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu; phát triển được một số thương hiệu tầm khu vực và thế giới.
Nhiều quốc gia nhập khẩu giày dép lớn đưa ra hàng loạt yêu cầu mới về việc nhập khẩu các sản phẩm có trách nhiệm về xã hội và môi trường. Bà Phan Thị Thanh Xuân cho rằng, việc nâng tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu được kỳ vọng là giải pháp để các doanh nghiệp da giày trong nước tận dụng được các lợi thế để phát triển.
Để làm được điều này, theo bà Xuân thì phải làm sao có thể thành lập và phát triển được một trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu tại Việt Nam. Hiện nay, yêu cầu về nguồn gốc đối với nguyên phụ liệu đang ngày càng chặt chẽ, thể hiện rõ qua các luật mà phía EU cũng như phía Mỹ sẽ áp dụng. Nếu như chúng ta kiểm soát được các câu chuyện này thì chúng ta mới có thể xuất khẩu được thành công...
“Cuối năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển ngành dệt may da giày. Trong chiến lược có nội dung thực thi là xây dựng chương trình phát triển bền vững ngành dệt may, da giày. Chúng tôi cho rằng cần xây dựng ngay chương trình hành động cụ thể với chiến lược, trong đó nêu rõ nội dung mà thế giới và doanh nghiệp đang yêu cầu, đặt ra với doanh nghiệp, từ những giải pháp về thể chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, tiêu chuẩn hóa các yêu cầu đối với doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu quốc tế, tiêu chuẩn xanh… Đó là giải pháp tổng thể căn bản giúp ngành dệt may da giày đi nhanh và xa hơn”, bà Phan Thị Thanh Xuân chỉ rõ.
Về phía các doanh nghiệp, theo các chuyên gia, để phát triển bền vững, giữ được các đơn hàng và thị trường, doanh nghiệp cần tái cơ cấu sản xuất gắn với tiết giảm chi phí kinh doanh, đồng thời, nâng cao năng lực thiết kế, xây dựng thương hiệu, ứng dụng nguyên liệu mới và nâng cao năng lực cạnh tranh, tiến tới tập trung sản xuất phù hợp với nhu cầu, xu hướng thị trường, đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của nhà nhập khẩu.