Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam
Q: Giảng viên dạy tiếng Nhật là người nước nào?
A: Giảng viên người Nhật và giảng viên người Việt thành thạo tiếng Nhật sẽ phụ trách việc giảng dạy tiếng Nhật. Ngoài những giờ học trên lớp theo qui định, giảng viên nhà trường luôn tích cực – chủ động giao tiếp với sinh viên giúp các em có thể nâng cao năng lực hội thoại cũng như hiểu hơn về văn hóa Nhật Bản.
Q: Sinh viên nhà trường thực tập lâm sàng tại các Bệnh viện của Việt Nam phải không? Có thực tập tại Bệnh viện của Nhật Bản không?
A: Sinh viên nhà trường chủ yếu thực tập tại các Bệnh viện tại Việt Nam. Các Bệnh viện thực tập chính hiện tại là Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện Lão khoa Trung Ương, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức…. Chương trình đào tạo của nhà trường theo tiêu chuẩn Nhật Bản nhưng có sự điều chỉnh cho phù hợp với luật Giáo dục Việt Nam. Do đó, mặc dù các bài giảng được tiến hành theo mô hình giáo dục Nhật Bản nhưng vẫn đảm bảo các điều kiện để sinh viên có thể thực tập lâm sàng tại các Bệnh viện ở Việt Nam. Do chương trình đào tạo điều chỉnh dựa theo luật Giáo dục Việt Nam nên sinh viên sẽ không thực tập tại Bệnh viện của Nhật Bản.
Q: Trường liên kết Đại học Khoa học tổng hợp nhân sinh (UHAS) đào tạo Thạc sĩ ở những chuyên ngành nào?
A: Hiện tại, tại trường liên kết Đại học Khoa học tổng hợp nhân sinh có 2 chuyên ngành đang đào tạo trình độ Thạc sĩ:
https://www.human.ac.jp/mh/index.html
https://www.human.ac.jp/hn/index.html
Q: Đối với sinh viên chưa từng học tiếng Nhật bao giờ, qua 4 năm học tập tại trường có thể đạt tới trình độ tiếng Nhật nào?
Theo chương trình đào tạo mới, sinh viên năm thứ nhất sẽ học 600 giờ tiếng Nhật, mục tiêu là lấy được chứng chỉ tiếng Nhật N3 sau một năm. Từ năm thứ hai trở đi sẽ học một phần chuyên ngành bằng tiếng Nhật. Thông qua các bài giảng, sinh viên sẽ học tập được không chỉ kiến chức chuyên môn mà còn có thể học tập được tiếng Nhật sử dụng trong lĩnh vực Y tế. Thêm vào đó, nhà trường tổ chức giảng dạy các lớp luyện thi năng lực tiếng Nhật JLPT cho sinh viên có nguyện vọng, do vậy với những sinh viên muốn nâng cao tiếng Nhật hơn nữa có thể lấy được trình độ tiếng Nhật tương đương N2 trở lên.
Q: Ngoài giờ học chuyên ngành bằng tiếng Nhật thì có giờ học chuyên ngành bằng tiếng Anh không?
A: Ngoài giờ học chuyên ngành bằng tiếng Nhật thì có một phần nhỏ bài giảng chuyên ngành của một số khoa sẽ được dạy bằng tiếng Anh, tuy nhiên như thông tin đã cung cấp ở câu 1, hầu hết giờ học sẽ được dạy bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Việt.
Nhiệm vụ của điều dưỡng viên
Điều dưỡng viên là người phụ trách công việc điều dưỡng, hỗ trợ bệnh nhân trong sinh hoạt hàng ngày để họ thoải mải hơn khi điều trị; đồng thời trợ giúp chăm sóc y tế bệnh nhân theo chỉ thị của bác sỹ. Là một thành viên trong đội ngũ chăm sóc sức khỏe, điều dưỡng viên hỗ trợ bệnh nhân cả về thể chất và tinh thần ở góc độ kiến thức, kỹ thuật chuyên môn đồng thời chăm sóc họ. Khoa điều dưỡng sẽ đào tạo điều dưỡng viên có thể thích ứng trong môi trường quốc tế.
Trường đại học chúng tôi hướng tới việc đào tạo nguồn nhân lực y tế mang tính quốc tế với mục đích hỗ trợ sự tăng cường sự tự lập và sự cộng sinh của con người dựa trên Sứ mệnh thành lập của Trường và thực tiễn nhu cầu y tế khác nhau, trên cơ sở đó bồi dưỡng kiến thức và năng lực thực tiễn của từng ngành nghề.
Điều kiện xét tốt nghiệp của Trường được quy định như sau:
※ Số tín chỉ trên không bao gồm học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng an ninh.
CLIP Giới thiệu ngành học do sinh viên đang học tại trường thực hiện
THAM KHẢO KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TẠI ĐÂY
Bạn đang chưa biết lựa chọn ngành nào ? Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ - tư vấn. Hotline: 0869 809 088 Email: [email protected] Hẹn gặp lại các bạn tại THUV.
Bạn sẽ có cơ hội học tập các ngành học kết hợp lý thuyết và thực tiễn trong các lĩnh vực công nghệ, sức khỏe, và kinh tế khi tham gia DNC.
Q: Nhà trường có giảng viên nước ngoài khác ngoài giảng viên người Nhật không?
A: Đã từng có giảng viên nước ngoài khác làm việc tới tháng 9 năm 2020 nhưng hiện nay thì không.
Q: Tỷ lệ phụ trách của giảng viên người Nhật và giảng viên người Việt hiện nay như thế nào?
A: Tuỳ theo từng ngành học mà tỷ lệ giảng viên phụ trách giảng dạy có sự khác biệt, nhưng tỷ lệ cở bản như sau đây:
40 ~ 60% học phần do giảng viên người Nhật phục trách và số còn lại do giảng viên người Việt phụ trách. Cụ thể, trong số giảng viên người Nhật thì 50% là giảng viên thường trực và 50% là giảng viên giảng dạy theo dạng sang công tác, các buổi học trực tuyến. Hiện tại do ảnh hưởng của COVID-19 trên toàn Thế giới, các chuyến bay Quốc tế giữa Nhật Bản và Việt Nam đang bị hoãn nên việc sang Việt Nam công tác trở nên hết sức khó khăn, do đó tỷ lệ các bài giảng theo hình thức Online tăng hơn so với trước đây.
Về đội ngũ giảng viên người Việt Nam, có những giảng viên đã từng học tập và được cấp chứng chỉ quốc gia (Chứng chỉ hành nghề) của Nhật Bản về Điều dưỡng, Kỹ thuật viên vật lý trị liệu. Do đó sinh viên có thể học tập nền Y tế của cả Nhật Bản và Việt Nam.
Q: Hãy cho biết về học vị cụ thể của Giảng viên đang tham gia giảng dạy tại trường? (Tiến sĩ, Thạc sĩ v.v..)
A: Học vị của Giảng viên đang tham gia công tác giảng dạy tại trường cụ thể như sau: có 26 Tiến sĩ và 17 Thạc sĩ.
Q: Ngoài học phí ở trên có phải đóng thêm khoản nào nữa không?
A:Ngoài học phí còn phát sinh một số chi phí khác như: sách tham khảo, áo blue khi thực tập, áo đồng phục trường, phí đào tạo Giáo dục quốc phòng an ninh, bảo hiểm y tế…. Trường hợp sinh viên tham gia đào tạo nước ngoài thì sẽ phát sinh thêm chi phí đó. (Số liệu thực tế trước đây: khoảng 1,500USD)
Q: Việc lựa chọn Bệnh viện thực hành 9 tháng để hoàn thiện hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề của Việt Nam được quyết định như thế nào?
A: Về cơ bản, thì Bệnh viện thực hành sẽ do cá nhân sinh viên tự lựa chọn. Tuy nhiên nếu sinh viên có nguyện vọng nhà trường sẽ có hỗ trợ việc tìm kiếm – giới thiệu các Bệnh viện thực hành nhà trường đang liên kết, cũng như hỗ trợ trong quá trình thực hành. Việc thực hành này sẽ phát sinh chi phí và thay đổi tùy theo qui định của mỗi Bệnh viện.
Q: Sinh viên sau khi tốt nghiệp THUV, làm thế nào để lấy được chứng chỉ Quốc gia (Chứng chỉ hành nghề) của Nhật Bản?
A: Để lấy được chứng chỉ Quốc gia của Nhật Bản sinh viên cần dự thi và đỗ kỳ thi lấy chứng chỉ Quốc gia tại Nhật Bản.
Tư cách để dự thi lấy chứng chỉ Quốc gia của Nhật Bản có 2 điều kiện cơ bản sau:
1) Được giáo dục theo tiêu chuẩn Nhật Bản
2) Có chứng chỉ năng lực tiếng Nhật N1.
Chương trình giáo dục của THUV đạt theo tiêu chuẩn Nhật Bản và đào tạo tiếng Nhật nên sinh viên có nhiều cơ hội để lấy chứng chỉ Quốc gia của Nhật Bản.
Đối với Ngành điều dưỡng thì cần có chứng chỉ hành nghề của Việt Nam.
Q: Trường hợp đi Nhật, thì được cấp Visa loại gì?
A: Hiện tại có các loại visa là: Visa du học, visa lao động như visa kỹ năng đặc định (chăm sóc), visa Y tế, visa làm việc cho các hoạt động văn hóa, kinh doanh quốc tế. Tại Nhật Bản, hiện nay trong lĩnh vực Y tế đang có xu hướng mở cửa cho người lao động nước ngoài. Chúng tôi sẽ cập nhật thông tin thường xuyên.
Bổ sung: Sinh viên của THUV sau khi lấy được visa kỹ năng đặc định (chăm sóc) sẽ có thể làm việc với tư cách là trợ lý điều dưỡng hoặc trợ lý vật lý trị liệu tại một số bệnh viện có liên kết. Visa kỹ năng đặc định (chăm sóc) này không phải là visa Kaigo (là visa cho người có tư cách là nhân viên chăm sóc phúc lợi, tham gia các công việc chăm sóc hoặc hướng dẫn công việc chăm sóc).